Bài 3. Quần cư, đô thị hóa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị 

- Quần cư là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng.

- Có 2 kiểu quần cư chính là: quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

 Nông thônĐô thị

- Mật độ dân số thường thấp

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Mật độ dân số rất cao.

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của quần cư nông thôn.

⇒Kết luận:  Lối sống nông thôn khác lối sống đô thị. Tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng, tỉ lệ người sống nông thôn có xu hướng giảm.  Dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người.

@65811@

2. Đô thị hóa, các siêu đô thị 

- Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.

- Các đô thị có từ thời cổ đại.

+ A-ten: Hy Lạp

+ Rôma: Italia

+ Cairô: Ai Cập

+ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy lạp, La Mã (là lúc có trao đổi hàng hóa).

-  Dân số thế giới sống trong đô thị tăng từ 5% (thế kỉ XVIII) lên 46% (2001).

- Đô thị phát triển mạnh nhất (thế kỷ XIX) lúc công nghiệp phát triển.

- Dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người.

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng thành siêu đô thị nhất là ở các nước phát triển.

- Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng quá trình phát triển tự phát của nhiều siêu đô thị và các đô thị mới cũng để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khoẻ, giao thông,..của người dân đô thị.

1. Quần cư là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng. Có 2 kiểu quần cư chính là: quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

2. Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 8 2021 lúc 21:07) 0 lượt thích