Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
![]() | ![]() |
Hình ABC.A'B'C' là hình lăng trụ đứng.
Trong hình này có
- A, B, C, A', B', C' là các đỉnh.
- Các mặt bên: AA'B'B, AA'C'C, BB'C'C là các hình chữ nhật.
- Các đoạn thẳng AA', CC', BB' bằng nhau và song song với nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.
- Mặt đáy ABC và A'B'C' song song với nhau và được gọi là hay mặt đáy (gọi tắt là đáy).
- Độ dài các cạnh AA', BB', CC' được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.
Hình lăng trụ đứng trên có hai mặt đáy là hình tam giác nên được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.
Hình lăng trụ đứng trên có hai mặt đáy là hình tứ giác và các mặt bên là hình chữ nhật được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Thực hành: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba đáy là 3 cm, 4 cm, 5 cm và chiều cao 1,5 cm theo hướng dẫn sau:
- Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước như hình 1.
- Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A'M', ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP (hình 2).
Hình 1 | Hình 2 |
Thực hành: Tạo lập một hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật có chiều dài 2 m, chiều rộng 1,7 m và chiều cao 2,5 m theo hướng dẫn sau:
- Vẽ hình chữ nhật có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2 cm và 1,7 cm.
- Vẽ chiều cao của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới.
- Vẽ bốn mặt bên của hình lăng trụ đứng như hình dưới.
- Vẽ mặt đáy thứ hai ngay bên dưới mặt bên như hình dưới.
- Gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng thảo mãn yêu cầu đề bài.