Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácQuay nửa đường tròn tâm \(O\), bán kính \(R\) một vòng quanh đường kính \(AB\), ta được một hình cầu.
+) Đường tròn này có bán kính \(R\) nếu mặt phẳng đi qua tâm. Khi đó, người ta gọi đường tròn này là đường tròn lớn.
+) Đường tròn có bán kính nhỏ hơn \(R\) nếu mặt phẳng không đi qua tâm.
Ở lớp dưới ta đã biết:
Diện tích mặt cầu được tính bởi công thức:
\(S=4\pi R^2\) hay \(S=\pi d^2\)
trong đó \(R,d\) lần lượt là bán kính và đường kính mặt cầu.
Ví dụ 1: Tính diện tích mặt cầu có bán kinh·\(3cm\)?
Ta có: \(S=4\pi3^2=36\pi\left(cm^2\right)\).
Ví dụ 2: Một hình cầu có diện tích \(120\pi\left(cm^2\right)\). Tính bán kính của nó?
Ta có: \(120\pi=4\pi R^2\Rightarrow R^2=30\Rightarrow R=\sqrt{30}\left(cm\right)\).
Ví dụ 3: Cắt mặt cầu bởi một mặt phẳng đi qua tâm, ta được đường tròn có diện tích \(16\pi\). Tính diện tích mặt cầu?
Ta có: \(\pi R^2=16\pi\Rightarrow R^2=16\Rightarrow R=4\).
Do đó, diện tích mặt cầu là: \(S=4\pi R^2=4\pi4^2=64\pi\) (đơn vị diện tích).
Bằng thực nghiệm, người ta chứng minh được rằng:
Thể tích hình cầu bán kính \(R\) được tính bởi công thức:
\(V=\dfrac{4}{3}\pi R^3\)
Ví dụ 1: Tính thể tích hình cầu có bán kính \(3cm\)?
Ta có: \(V=\dfrac{4}{3}\pi3^3=36\pi\left(cm^3\right)\).
Ví dụ 2: Một hình cầu có diện tích \(16\pi\left(cm^2\right)\). Tính thể tích hình cầu?
Ta có: \(4\pi R^2=16\pi\Rightarrow R^2=4\Rightarrow R=2\left(cm\right)\).
\(\Rightarrow\) Thể tích hình cầu là: \(V=\dfrac{4}{3}\pi R^3=\dfrac{4}{3}\pi.2^3=\dfrac{32}{3}\pi\left(cm^3\right)\).