Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ

Nội dung lý thuyết

I. Hằng đẳng thức

Nếu hai biểu thức P và Q nhận giá trị như nhau với mọi giá trị của biến thì ta nói P = Q là một đồng nhất thức hay là một hằng đẳng thức.

Ví dụ 1: 

 Đẳng thức 2(x + 1) = 2x + 2 là một hằng đẳng thức.

Đẳng thức 3x(x + 1) = 3x2 + 3 không là hằng đẳng thức vì nếu thay x = 2 vào đẳng thức thì hai vế của đẳng thức có kết quả khác nhau.

@6360826@

II. Hằng đẳng thức đáng nhớ

1. Bình phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có

              \((A+B)^2=A^2+2AB+B^2\);

                \((A-B)^2=A^2-2AB+B^2\).

Ví dụ 2: Tính 

a) \((2x-y)^2\);             b) \((x+2)^2\).

Hướng dẫn giải

a) \((2x-y)^2=(2x)^2-2.2x.y+y^2=4x^2-4xy+y^2\).

b) \((x+2)^2=x^2+2.x.2+2^2=x^2+4x+4\).

Ví dụ 3: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu

a) \(x^2+2x+1\);         b) \(4a^2+4b^2-8ab\).

Hướng dẫn giải

a) \(x^2+2x+1=x^2+2.x.1+1^2=(x+1)^2\).

b)

 \(4a^2+4b^2-8ab=4a^2-8ab+4b^2\\=(2a)^2-2.2a.2b+(2b)^2=(2a-2b)^2.\)

Ví dụ 4: Tính nhanh \(999^2\).

Hướng dẫn giải 

9992 = (1 000 - 1)2 = 1 0002 - 2.1 000.1 + 12 

                               = 1 000 000 - 2 000 + 1 = 997 999.

@6364394@@6364489@

2. Hiệu hai bình phương

Với hai biểu thức A và B tùy ý, ta có   

              \(A^2-B^2=(A-B)(A+B)\)

Ví dụ 5: 

a) Tính \(x^2-4\).

b) Tính \((2a-5)(2b+5)\).

c) Tính nhanh 54.66.

Hướng dẫn giải

a) \(x^2-4=x^2-2^2=(x-2)(x+2)\).

b) \((2a-5)(2b+5)=(2a)^2-5^2=4a^2-25\).

c) 54.66 = (60 - 6)(60 + 6) = 602 - 62 = 3 600 - 36 = 3 564.

@6364544@@6364633@

3. Lập phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A và B tùy ý ta có 

\((A+B)^3=A^3+3A^2B+3AB^2+B^3\);

\((A-B)^3=A^3-3A^2B+3AB^2-B^3\).

Ví dụ 6: 

a) Tính \((x+2)^3\).

b) Viết biểu thức \(x^3-6x^2+12x-8\) dưới dạng lập phương của một hiệu.

c) Tính nhanh \(101^3-3.101^2.1+3.101.1^2-1^3\).

Hướng dẫn giải

a) \((x+2)^3=x^2+3.x^2.2+3.x.2^2+2^3=x^3+6x^2+12x+8.\)

b) \(x^3-6x^2+12x-8=x^3-3.x^2.2+3.x.2^2-2^3=(x-2)^3\).

c)

 \(101^3-3.101^2.1+3.101.1^2-1^3\\=(101-1)^3=100^3\) 

     = 10 000.

@6364781@

4. Tổng, hiệu hai lập phương

Với hai biểu thức A và B tùy ý, ta có 

\(A^3+B^3=(A+B)(A^2-AB+B^2)\);

\(A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)\).

Ví dụ 7: 

a) Viết biểu thức \(x^3-8\) dưới dạng tích.

b) Tính nhanh \((0,82)^3+(0,18)^3+3.0,82.0,18\).

Hướng dẫn giải

a)

 \(x^3-8=x^3-2^3\\ =(x-2)(x^2+x.2+2^2)=(x-2)(x^2+2x+4).\)

b) \((0,82)^3+(0,18)^3+3.0,82.0,18\\ =(0,82+0,18)[(0,82)^2-0,82.0,18+(0,18)^2]+3.0,82.0,18\\ =(0,82)^2-0,82.0,18+(0,18)^2+3.0,82.0,18\\ =(0,82)^2+2.0,82.0,18+(0,18)^2\\=(0,82+0,18)^2\)\(=1^2=1.\)

@6364866@@6364928@