Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

Nội dung lý thuyết

Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

Tóm tắt lý thuyết

I. Khái niệm về chi tiết máy

1. Chi tiết máy là gì?

  • Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy

Cấu tạo cụm trục trước xe đạp.

  • Dấu hiệu nhận biết:

    • Có cấu tạo hoàn chỉnh

    • Không tháo rời được ra nữa

2. Phân loại chi tiết máy

  • Nhóm có công dụng chung

    • Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung

  • Nhóm có công dụng riêng

    • Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

1. Mối ghép cố định

  • Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

    • Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…

    • Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn

2. Mối ghép động

  • Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

  • Ví dụ:

  • Sơ đồ tư duy:

Bài tập minh họa

Bài 1: 

Chi tiết máy là gì? gồm những loại nào? 

Hướng dẫn giải

  • Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

  • Gồm 2 loại :

    • Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

    • Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Bài 2:

Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao? 

Hướng dẫn giải

  • Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết. 

Bài 3:

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đăc điểm của từng loại mối ghép? 

Hướng dẫn giải

  • Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.

  • Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

  • Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

  • Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

  • Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi

    • Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

    • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

    • Chịu lực lớn và chấn động mạnh.

  • Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,…

Bài 4:

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 

Hướng dẫn giải

  • Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công và sửa chữa.

  • Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được. 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy

  • Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định

  • Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.