Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Bài 23. KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI - XVIII.

Tóm tắt bài học

I. KINH TẾ.

1. Nông nghiệp.

a. Đàng Ngoài

b. Đàng Trong

Nguyên nhân:

- Chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại.

- Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm thủy lợi và khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

Hậu quả:

- Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa đói kém dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ.

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt.

Nguyên nhân:

- Các chúa Nguyễn tổ chức di dân, khai hoang, cấp nông cụ, lập làng ấp khắp vùng Thuận – Quảng.

- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt phủ Gia Định.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Kết quả:

- Phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn. Nông dân bị chiếm ruộng nhưng tình trạng bần cùng chưa quá nghiêm trọng.

2. Thủ công nghiệp & buôn bán.

a. Thủ công nghiệp: phát triển

Từ thế kỉ XVII, nhiều làng thủ công xuất hiện:

- Gốm Bát Tràng (Hà Nội)…

- Rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)…

- Đường mía Quảng Nam…

b. Thương nghiệp: mở rộng

- Vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Ngoài Thăng Long, xuất hiện thêm các đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP. Hồ Chí Minh).

- Các thương nhân châu Á, châu Âu đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập.

- Nhưng, nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn.   

II. VĂN HÓA.

1. Tôn giáo.

- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển quan lại.

- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.

- Văn hóa truyền thống được gìn giữ:

+ Làng xã thờ Thành hoàng, gia đình thờ tổ tiên.

+ Mở hội hằng năm nhằm thắt chặt tình đoàn kết…

- Năm 1533, Thiên Chúa giáo được các giáo sĩ Bồ Đào Nha truyền bá. Thế kỉ XVII – XVIII tăng mạnh, nhưng do không phù hợp với cách cai trị dân, chúa Trịnh – Nguyễn nhiều lần ngăn cấm.

2. Chữ Quốc ngữ.

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, trong sáng.

- Để truyền đạo Thiên Chúa, một số giáo sĩ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.

- Giáo sĩ Alexandre de Rhôdes có đóng góp quan trọng.

b. Kết quả:

- Là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

- Dân ta đón nhận và trở thành chữ Quốc ngữ.

3. Văn học & nghệ thuật dân gian.

Văn học

Nghệ thuật dân gian

- Thế kỉ XVI – XVIII, văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.

- Tiêu biểu: bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục_Truyện Nôm dài hơn 8000 câu.

- Nội dung: Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.

- Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

- Thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú với truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,…

Được phục hồi và phát triển:

- Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật…

- Điêu khắc gỗ, nổi tiếng có tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Ôn tập

1/ Cho biết tình hình kinh tế Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVII - XVIII.

2/ Quê em có chợ, phố & những làng thủ công nổi tiếng nào?

3/ Nêu một số tín ngưỡng truyền thống của dân tộc ta. Những tín ngưỡng truyền thống này nói lên đạo lý gì của dân tộc. Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về tình đoàn kết.

4/ Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

5/ Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?

6/ Vì sao nghệ thuật dân gian thời kỳ này phát triển cao?

Khách