Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-a.
- Hoàn cảnh:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
+ Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh: đánh bại chủ nghĩa phát xít, tổ chức lại thế giới, phân chia quyền lợi,...
- Hội nghị I-an-ta:
+ Thời gian: từ mùng 4 đến ngày 11/2/1945, tại I-an-ta (Liên Xô).
+ Thành phần: Liên Xô, Mỹ, Anh.
- Quyết định của hội nghị:
+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
+ Thành lập Liên hợp quốc.
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước.
=> Những quyết định và thoả thuận sau đó của hội nghị I-an-ta 2/1945 đã trở thành khuôn khổ của “trật tự thế giới hai cực I-an-ta”, hai cực đó là Mỹ và Liên Xô.
b. Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
- Thời gian tồn tại: từ 1945 đến 1991.
- Tác động:
+ Chi phối mọi hoạt động của đời sống chính trị thế giới nửa sau thế kỉ XX.
+ Trật tự hai cực gắn liền với sự hình thành hai hệ thống đối lập: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1 từ năm 1945 đến những năm 70, thế kỉ XX: sự đối đầu của hai cường quốc Liên Xô và Mỹ, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và Đông Âu.
+ Giai đoạn 2 từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và sụp đổ. Xuất hiện xu thế hoà hoãn Đông - Tây.
2. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Nguyên nhân
- Chạy đua vũ trang tốn kém, suy giảm kinh tế.
- Sự vươn lên và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia.
- Sự cạnh tranh của Nhật bản, Tây Âu.
- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Sự khủng hoảng, suy yếu và tan rã của cực Liên Xô.
b. Tác động
- Trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng đa cực.
- Mở ra hướng giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia,...
- Tạo điều kiện về vị thế, vai trò trong quan hệ quốc tế cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.
- Tác động đến các vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo,... ở nhiều nơi trên thế giới.