Bài 2. Thời gian trong lịch sử

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Vì sao phải xác định thời gian?

- Lịch sử loài người gồm rất nhiều sự kiện xảy ra vào các thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.

- Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

@977683@

2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

Dựa vào việc quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.

Âm lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

Dương lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

Ngày nay, đa số các quốc gia đều thống nhất sử dụng Công lịch (dương lịch). Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời là năm đầu tiên của Công nguyên.

? Việt Nam dùng lịch gì? Lịch đó được sử dụng trong những dịp nào?

Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm người ta còn dùng các đơn vị tính khác như: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ...

- Thập kỉ là 10 năm.

- Thế kỉ là 100 năm.

- Thiên niên kỉ là 1000 năm.

@977553@

1. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

2. Người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch: âm lịch, dương lịch.