Nội dung lý thuyết
Có thể hiểu lịch sử theo nhiều nghĩa:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Mỗi con người, sự vật, vùng đất, quốc gia hay thế giới đều trải qua những thay đổi theo thời gian, chủ yếu là do con người tạo nên.
Học lịch sử để:
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
- Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
- Hình thành ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
! Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau:
- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.
- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ...).
- Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... phản ánh đời sống chính trị, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa.
Trong đó có những loại là tư liệu gốc - tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó, có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
1. Lịch sử và môn Lịch sử
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
2. Ý nghĩa của việc học lịch sử
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
- Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
- Hình thành ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
3. Con người biết và dựng lại lịch sử qua các tư liệu: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.