Ta đã biết, đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường là cường độ điện trường. Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng lực của từ trường?
Ta đã biết, đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường là cường độ điện trường. Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng lực của từ trường?
Mô tả chiều của lực điện tác dụng lên điện tích ở trong điện trường.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChiều của lực điện tác dụng lên điện tích trong từ trường:
Nếu q > 0 thì lực điện cùng chiều với điện trường \(\overrightarrow{F}\uparrow\uparrow\overrightarrow{E}\).
Nếu q < 0 thì lực điện ngược chiều với điện trường \(\overrightarrow{F}\downarrow\uparrow\overrightarrow{E}\)
(Trả lời bởi datcoder)
Làm thế nào để xác định hướng của lực từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dòng điện?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDụng cụ
- Khung dây dẫn (1).
- Nam châm (2)
- Lò xo (3).
- Giá treo (4).
- Dây dẫn được nối đến nguồn điện (5).
Tiến hành
- Lắp đặt các dụng cụ như hình vẽ.
- Treo khung dây để mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ của nam châm; cạnh AB của khung nằm ngang trong vùng từ trường đều ở khoảng không gian giữa hai cực của nam châm.
- Cho dòng điện có cường độ I chạy qua khung dây với chiều từ A đến B và quan sát hiện tượng xảy ra với khung dây.
- Đổi chiều cường độ dòng điện I chạy qua khung dây và quan sát hiện tượng xảy ra với khung dây.
Kết quả
- Khi có dòng điện chạy qua khung dây theo chiều từ A đến B, khung dây bị kéo thẳng đứng xuống dưới. Điều này cho thấy, lực từ tác dụng lên AB có phương thẳng đứng, vuông góc với cả đoạn dòng điện AB và đường sức từ.
(Trả lời bởi datcoder)
Trường hợp nào trong Hình 2.4 có lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện? Tìm phương và chiều của lực từ trong trường hợp đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định.
Hình a: Không xuất hiện lực từ vì dòng điện và đường sức từ cùng chiều.
Hình b: Lực từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng từ ngoài vào trong.
Hình c: Lực từ có phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới.
(Trả lời bởi datcoder)
Dùng quy tắc bàn tay trái nghiệm lại chiều của lực từ giữa hai dòng điện thẳng như Hình 2.5.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ, sau đó dùng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ.
Hình a: dòng điện I1 gây ra từ trường có cảm ứng từ tại điểm I2 có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, do đó lực từ F12 có phương nằm ngang, hướng sang phải. Dòng điện I2 gây ra từ trường có cảm ứng từ tại điểm I1 có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, do đó lực từ F21 có phương nằm ngang, chiều hướng sang trái.
Hình b: dòng điện I1 gây ra từ trường có cảm ứng từ tại điểm I2 có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, do đó lực từ F12 có phương nằm ngang, hướng sang trái. Dòng điện I2 gây ra từ trường có cảm ứng từ tại điểm I1 có phương thẳng đứng, chiều hướng lên, do đó lực từ F21 có phương nằm ngang, chiều hướng sang phải.
(Trả lời bởi datcoder)
Cùng với đơn vị tesla (T), người ta cũng hay dùng đơn vị của cảm ứng từ là gauss (gãoơ, viết tắt là G). Hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa gauss (G) và tesla (T).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMối liên hệ giữa gauss (G) và tesla (T): 1 tesla = 10 000 gauss.
(Trả lời bởi datcoder)
Trong sơ đồ thí nghiệm ở Hình 2.6, dòng điện đi qua đoạn dây dẫn nằm trong từ trường có thể từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
Dòng điện đi theo chiều nào thì số chỉ của cân tăng lên so với khi chưa có dòng điện trong khung dây?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDựa vào màu sắc của nam châm (màu đỏ là cực bắc N, màu xanh là cực nam S) nên hướng của đường sức từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy và hướng từ ngoài vào trong. Để số chỉ của cân tăng lên thì lực từ phải có phương thẳng đứng, hướng xuống, áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều dòng điện hướng từ phải sang trái.
(Trả lời bởi datcoder)
Dụng cụ
- Đoạn dây dẫn (1); Nam châm (2); Cân (3).
Phương án thí nghiệm
- Tìm hiểu công dụng của từng dụng cụ đã cho.
- Thiết kế phương án thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng các dụng cụ này.
Tiến hành
Sau đây là một phương án thí nghiệm với các dụng cụ đã cho.
1) Lắp đặt các dụng cụ như Hình 2.6.
Đoạn dây dẫn được cố định theo phương ngang giữa hai cực của nam châm. Dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn từ biến áp nguồn (không thể hiện trong Hình 2.6).
2) Đo và ghi chiều dài l của đoạn dây dẫn nằm ngang trong từ trường theo mẫu Bảng 2. 2.
3) Ấn nút hiệu chỉnh để cân chỉ số "0".
4) Bật nguồn điện. Đo và ghi cường độ dòng điện l và số chỉ m của cân theo Bảng 2.2.
5) Điều chỉnh biến áp nguồn để có các giá trị khác nhau của cường độ dòng điện 1. Lặp lại bước 4 cho đến khi có ít nhất ba giá trị khác nhau của I và m. Tắt nguồn điện.
Kết quả
Lấy g = 9,8 m/s2
- Tính độ lớn của cảm ứng từ.
- Tính sai số.
- Viết kết quả \(B=\overline{B}\pm\Delta B\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Tại sao thông qua số chỉ của cân có thể biết được độ lớn của lực từ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDo cân đã hiểu chỉnh về số 0 nên độ lớn lực từ bằng với độ lớn trọng lượng của m.
(Trả lời bởi datcoder)
Biết độ lớn cảm ứng từ của dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài tại vị trí cách dây dẫn một đoạn r là \(B=2.10^{-7}.\dfrac{I}{r}\) trong đó, I đo bằng ampe (A), r đo bằng mét (m), B đo bằng tesla (T).
Tính độ lớn cảm ứn từ của dòng điện có cường độ I = 10 A ở cách nó một đoạn r = 1 cm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ lớn cảm ứng từ là \(B=2.10^{-7}.\dfrac{I}{r}=2.10^{-7}.\dfrac{10}{0,01}=2.10^{-4}\left(T\right)\)
(Trả lời bởi datcoder)