Bài 19: Khuếch đại thuật toán

Nội dung lý thuyết

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Khái niệm

- Khuếch đại thuật toán là mạch tích hợp có hai lối vào, một lối ra và hệ số khuếch đại lớn.

- Khuếch đại thuật toán có kí hiệu.

Kí hiệu đầy đủ. hoc24

- Chú thích:

1. Lối vào đảo.

2. Lối vào không đảo.

3. Lối ra.

4. Nguồn dương.

5. Nguồn âm.

- Trong mạch nguyên lí thường sử dụng kí hiệu khuếch đại thuật toán rút gọn.

Kí hiệu rút gọn. hoc24

- Một IC khuếch đại thuật toán có thể có một hoặc nhiều khuếch đại thuật toán.

2. Nguyên lí làm việc

- Thực hiện khuếch đại sự chênh lệch giữa điện áp lối vào đảo và không đảo.

=> Kết quả đưa tới lối ra.

- Hệ số khuếch đại A của khuếch đại thuật toán lớn, có thể tới 106.

Nguyên lí làm việc của
khuếch đại thuật toán. hoc24

- Khuếch đại thuật toán có hai điện áp:

+ Lối vào đảo U1.

+ Không đảo U2.

=> Điện áp lối ra U3 = A(U2 - U1).

II. ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

Khuếch đại thuật toán được kết nối với các linh kiện điện tử khác để chế tạo nên nhiều mạch ứng dụng.

1. Khuếch đại đảo

Sơ đồ mạch khuếch đại đảo. hoc24

- Thực hiện khuếch đại biên độ tín hiệu lối vào đảo Uvào.

- Hệ số khuếch đại phụ thuộc vào các điện trở R1 và R2.

- Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra ngược pha so với tín hiệu lối vào:

Ura = - \(\dfrac{R_2}{R_1}\)Uvào

G = \(\dfrac{R_2}{R_1}\)

- Trong đó:

+ G là hệ số khuếch đại của mạch.

+ Dấu trừ thể hiện sự ngược pha của tín hiệu lối ra so với tín hiệu lối vào.

2. Khuếch đại không đảo

- Ngược lại với khuếch đại đảo, mạch khuếch đại không đảo có tín hiệu lối vào Uvào đưa tới chân không đảo và được khuếch đại, có công thức:

\(U_{ra}=\left(1+\dfrac{R_2}{R_1}\right)U_{vào}\)

- Trong đó G là hệ số khuếch đại của mạch được xác định:

\(G=1+\dfrac{R_2}{R_1}\)

- Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra cùng pha với tín hiệu lối vào.

Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo. hoc24

3. Cộng đảo

-  Mạch cộng đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo với các trọng số khác nhau.

\(U_{ra}=-\left(\dfrac{R_f}{R_1}U_{vào1}+\dfrac{R_f}{R_2}U_{vào2}\right)\)

- Trong đó, trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi tỉ số giữa điện trở Rf với điện trở tương ứng R1 và R2.

Sơ đồ mạch cộng đảo. hoc24

4. Cộng không đảo

- Mạch cộng không đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào không đảo với trọng số được xác định bởi các điện trở của mạch:

\(U_{ra}=\left(1+\dfrac{R_f}{R_g}\right)\left(\dfrac{R_2}{R_1+R_2}+\dfrac{R_1}{R_1+R_2}U_{vào2}\right)\)

- Trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi các điện trở của mạch.

Sơ đồ mạch cộng không đảo. hoc24

5. Trừ

Sơ đồ mạch trừ. hoc24

- Mạch trừ hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo và không đảo với trọng số.

- Trường hợp tín hiệu vào không đảo trừ tín hiệu vào đảo được xác định bởi các điện trở của mạch.

\(U_{ra}=\left(\dfrac{R_4}{R_3+R_4}\right)\left(1+\dfrac{R_2}{R_1}\right)U_{vào2}-\dfrac{R_2}{R_1}U_{vào1}\)

6. So sánh

- Mạch so sánh hai điện áp lối vào. Điện áp lối vào không đảo lớn hơn điện áp lối vào đảo:

+ Điện áp lối ra xấp xỉ bằng nguồn dương.

+ Ngược lại điện áp lối ra xấp xỉ nguồn âm.

- Mạch so sánh đảo với điện áp Uvào tại lối vào đảo được so sánh với điện áp ngưỡng Ungưỡng tại lối vào không đảo:

Uvào > Ungưỡng thì Ura \(\approx\) - Ucc

Uvào > Ungưỡng thì Ura \(\approx\) Ucc

Đảo. hoc24

- Mạch so sánh không đảo với Uvào tại lối vào không đảo và Ungưỡng tại lối vào đảo:

Uvào > Ungưỡng thì Ura \(\approx\) Ucc

Uvào < Ungưỡng thì Ura \(\approx\) - Ucc

Không đảo. hoc24