Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sinh quyển

- Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

      + Phía trên: tiếp xúc với tầng ô-dôn.

     + Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

⇒ Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

@54117@

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Nhiệt độ và độ ẩm tác động đến sự phân bố sinh vật.

a. Khí hậu

- Nhiệt độ:

       + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

     + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

       + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

      + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

b. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

@66650@@11685@

c. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

Sự phân bố sinh vật theo độ cao.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

Cùng độ cao nhưng hướng sườn khác nhau có sự phân bố sinh vật khác nhau.

d. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

@11682@

e. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

       + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

       + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật gọi là sinh quyển. Với điều kiện môi trường sống khác nhau, đã tạo nên sự khác biệt, tính đa dạng của sinh vật trên Trái Đất.