Nội dung lý thuyết
Từ xa xưa, con người đã chú ý đến một số loại đá có tính chất hút được các vật bằng sắt.
Chúng gọi là đá nam châm hay đá dẫn đường vì có thể được dùng để chỉ phương hướng.
Ngày nay, nam châm được dùng phổ biến, chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tuỳ thuộc vào công dụng của chúng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, nam châm viên,...
Thí nghiệm 1:
Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ, vàng.
Nhận xét:
Thí nghiệm 2:
Nhận xét:
Khi để kim nam châm tự do, một đầu của kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc (gọi là cực Bắc) và đầu kia luôn chỉ hướng Nam (gọi là cực Nam).
Thí nghiệm:
Nhận xét: Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
Thí nghiệm:
Nhận xét: Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.
1. Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt).
Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ.
2. Mỗi nam châm có hai cực, một cực hướng về phía Bắc được gọi là cực từ bắc (kí hiệu chữ N, thường sơn màu đỏ), cực còn lại hướng về phía Nam được gọi là cực từ nam (kí hiệu chữ S, thường sơn màu xanh).
3. Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
4. Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.