- Nhiều diện tích cây trồng lâu năm ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân không có nguồn nước thủy lợi để tưới. Hàng nghìn ha thanh long bị khô hạn, nhiều vườn bị héo úa do không có nước trong thời gian dài, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân địa phương.
- Nước tích trữ trong hệ thống thủy lợi cũng thiếu hụt. Nhiều hồ thủy lợi cạn khô, trơ đáy. Đến tháng 5/2020, trong toàn hệ thống chỉ còn khoảng trên 27 triệu m3, chưa tới 11% dung tích thiết kế; chỉ bằng 1/3 so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, và chỉ bằng 31% so với thời điểm xảy ra hạn hán năm 2016.
- Nước sinh hoạt cũng thiếu trầm trọng, nhất là địa bàn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, từ cuối tháng 4/2020, toàn tỉnh này đã có 38 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Hơn 26.000 gia đình với trên 97.000 người ở khu vực nông thôn đang thiếu nước sinh hoạt.
b. Giải pháp phòng, chống
- Yêu cầu các sở ngành liên quan và các địa phương khẩn trương thực hiện ngay những giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân; huy động mọi lực lượng vận chuyển nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước uống do hạn hán.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về diễn biến hạn hán để người dân chủ động tích trữ.
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, dẫn nước, trữ nước, cấp nước, nhất là kéo các đường ống nước từ các hồ chứa bổ sung nước cho các nhà máy nước và đến các khu dân cư thiếu nước sinh hoạt. Trước mắt, để giải quyết vấn đề thiếu nước, các địa phương đã tổ chức chở nước về cấp cho người dân ở những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Thuận cần sớm đầu tư một số công trình thủy lợi quan trọng.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây ngắn ngày, cây chịu hạn... để thích ứng với điều kiện nguồn nước.