Nội dung lý thuyết
Cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
=> Thường biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
- Diode là một linh kiện được tạo thành từ hai lớp vật liệu bán dẫn P, N:
+ Lớp bán dẫn P mang điện tích dương: nối với cực anode (A).
+ Lớp bán dẫn N mang điện tích âm: nối với cực cathode (K).
- Khi được phân cực thuận (UAK > 0): diode dẫn, cho dòng điện đi theo chiều thuận từ A đến K.
- Diode dẫn hoàn toàn khi: UAK > UF.
- Ngược lại, khi được phân cực ngược (UAK < 0): diode không cho dòng điện đi qua.
- Hình dạng và kí hiệu của một số loại diode cơ bản:
- Dòng định mức (Iđm): là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Điện áp ngược lớn nhất (UnMax): là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn:
+ Đảm bảo an toàn.
+ Diode không bị đánh thủng.
Sử dụng để thực hiện các chức năng như:
- Khuếch đại tín hiệu.
- Chuyển mạch điện tử.
=> Với hai trạng thái đóng và mở (ON/OFF).
- Transistor lưỡng cực có cấu tạo gồm ba lớp vật liệu bán dẫn tương ứng với đầu ra là ba cực:
+ Base (B).
+ Collector (C).
+ Emitter (E).
- Có hai loại transistor lưỡng cực là:
+ PNP.
+ NPN.
- Hoạt động của transistor lưỡng cực phụ thuộc vào trạng thái phân cực của:
+ Lớp tiếp giáp (B - E) giữa cực B và E.
+ Lớp tiếp giáp (B - C) giữa cực B và C.
- Điện áp định mức collector - emitter (UCEO): là điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực C và E.
=> Transistor có thể làm việc mà không bị đánh hỏng.
- Điện áp định mức base - emitter (UCEO): là điện áp lớn nhất cho phép đặt vào hai cực B và E.
- Dòng điện collector định mức (IC): là dòng điện collector lớn nhất cho phép chạy qua transistor.
- Dòng điện base định mức (IB): là dòng điện base lớn nhất cho phép chạy qua transistor.
- Hệ số khuếch đại dòng (\(\beta\)): là tỉ số giữa dòng điện IC và IB.
- IC là tên viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ mạch tích hợp (Integrated Circuit).
- IC được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt với độ chính xác cao.
- IC có nhiều công dụng và được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các thiết bị điện tử của đời sống.
* Mỗi IC có kí hiệu và các chân (pin) khác nhau.
- Khi sử dụng IC cần tra cứu sổ tay và các tài liệu kĩ thuật tương ứng.
- Thông thường, các chân IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có một hàng chân hoặc kiểu chân rết có hai hàng chân.
- Đối với IC có một hàng chân:
+ Nhìn theo mặt bên phải.
+ Đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều từ trái qua phải.
- Đối với chân IC có hai hàng chân:
+ Nhìn từ trên xuống.
+ Đếm số 1 đến số cuối theo chiều ngược kim đồng hồ.
+ Bắt đầu từ bên có đánh dấu trên thân của IC.
* IC có thể phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:
- Phân loại dựa theo mật độ tích hợp:
+ SSI: mật độ nhỏ tích hợp, chỉ loại IC chứa vài chục transistor.
+ MSI: mật độ tích hợp trung bình, chỉ loại IC chứa vài trăm transistor.
+ LSI: mật độ tích hợp lớn, chỉ loại IC chứa hàng nghìn transistor.
+ VLSI: mật độ tích hợp rất lớn, chỉ loại IC chứa hàng trăm ngàn đến vài tỉ transistor.
- Phân loại theo đặc điểm tín hiệu xử lí:
+ IC tương tự.
+ IC số.
+ IC kết hợp tương tự và số.
- Phân loại theo công dụng:
+ IC sử dụng trong các bộ xử lí trung tâm (CPU).
+ IC sử dụng trong các thiết bị cảm biến như: cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất,...
+ IC dùng trong các mạch xử lí dòng điện và điện áp lớn (IC công suất).
- Đồng hồ vạn năng.
- Diode SR5100.
- Transistor C1815.
- IC 74LS32.
- IC 74HC08N.
- Đo và kiểm tra diode.
- Đo và kiểm tra transistor.
- Đo và kiểm tra IC.