Nội dung lý thuyết
Điện trở được sử dụng để:
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.
- Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử.
- Giá trị điện trở:
+ Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
+ Đơn vị: ohm.
+ Kí hiệu: \(\Omega\)
- Công suất định mức:
+ Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể làm việc trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt.
- Trên thân điện trở thường ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc theo các vạch màu tùy theo hình dáng cụ thể của mỗi loại.
- Nếu trên thân điện trở có 4 vạch màu:
+ Vạch màu 1 biểu thị giá trị hàng chục.
+ Vạch màu 2 biểu thị giá trị hàng đơn vị.
+ Vạch màu 3 biểu thị giá trị hệ số nhân theo lũy thừa của 10.
+ Vạch màu 4 biểu thị giá trị sai số của điện trở.
- Trong trường hợp trên thân điện trở có 5 vạch màu biểu thị:
+ Vạch 1: giá trị hằng trăm.
+ Vạch 2: giá trị hằng chục.
+ Vạch 3: giá trị hàng đơn vị.
+ Vạch 4: hệ số nhân theo lũy thừa của 10.
+ Vạch 5: giá trị sai số của điện trở.
- Ngăn dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều đi qua.
- Tụ điện khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
- Ngoài ra còn được sử dụng trong các mạch lọc, mạch truyền tín hiệu,...
- Điện dung của tụ điện (C): cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai thái cực của nó.
+ Đơn vị: fara.
+ Kí hiệu: F.
- Điện áp địn mức (Uđm)
+ Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
- Dung kháng của tụ điện (Xc):
+ Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
+ Đơn vi đo: ohm.
\(X_c=\dfrac{1}{2\pi fC}\)
+ Trong đó: f là tần số, C là điện dung.
Trên tụ điện thường ghi hai thông số kĩ thuật quan trọng là:
- Điện áp định mức.
- Giá trị điện dung.
- Ví dụ:
+ Tụ điện có giá trị điện áp định mức: 400V.
+ Điện dung là 8,2\(\mu F\).
Một số trường hợp trên tụ điện chi ghi con số mà không ghi đơn vị.
- Dùng để dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần.
- Khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
- Sử dụng trong các mạch điện điều khiển tín hiệu, ổn định điện áp,...
- Điện cảm (L):
+ Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.
+ Đơn vị đo: henry.
+ Kí hiệu: H.
- Dòng điện định mức (Iđm):
+ Là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua cuộn cảm.
+ Khả năng tích lũy năng lượng từ trường.
- Cảm kháng của cuộn cảm (XL):
+ Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều (biến thiên) chạy qua nó.
+ Đơn vị: ohm.
\(X_L=2\pi fL\)
Trong đó: f là tần số dòng điện, L là hệ số điện cảm.
- Trong một số trường hợp:
+ Trên thân cuộn cảm ghi các mã (gồm cả chữ và số).
+ Các vạch màu tùy theo hình dáng cụ thể của mỗi loại cuộn cảm.
- Trường hợp trên thân cuộn cảm ghi các mã gồm ba hoặc bốn chữ số và chữ cái:
+ Hai chữ số đầu tiên cho biết giá trị hàng chục và hàng đơn vị của hệ số điện cảm.
+ Chữ số thứ ba tương ứng với hệ thống nhân theo số mũ của 10 và chữ cái thứ tư (nếu có).
+ Đơn vị mặc định trong trường hợp này: micro henry (\(\mu H\)).
- Trường hợp trên thân cuộn cảm có các vạch màu để biểu thị hệ số điện cảm thì cũng giống như đối với điện trở:
+ Giá trị số tương ứng với mỗi mầu sắc vạch màu.
- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ (cho một nhóm học sinh).
+ Đồng hồ vạn năng.
+ Điện trở cố định.
+ Tụ không phân cực và tụ phân cực.
+ Cuộn cảm lõi không khí, lõi ferrite và lõi sắt.
- Đồng hồ vạn năng.
- Đo và kiểm tra linh kiện:
+ Điện trở.
+ Tụ điện.
+ Cuộn cảm.
- Báo cáo kết quả thực hành.