Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản
Chẳng hạn:
\(10+\left(-5\right)=10-5\); \(\left(-4\right)-\left(+5\right)+\left(-15\right)-\left(-21\right)=-4-5-15+21\).
Ví dụ. Viết các dãy tính sau dưới dạng không có dấu ngoặc:
a) \(\left(-34\right)+\left(-45\right)-12-\left(-18\right)\);
b) \(89-\left(-41\right)+27+\left(-39\right)\).
Giải:
a) \(\left(-34\right)+\left(-45\right)-12-\left(-18\right)=-34-45-12+18\).
b) \(89-\left(-41\right)+27+\left(-39\right)=89+41+27-39\).
Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" đổi thành "-" và dấu "-" đổi thành "+".
Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) \(335+\left[274-\left(335+274\right)\right]\);
b) \(-\left(324-121\right)+\left(124-121\right)\);
c) \(\left(85-216\right)-\left(-216+25\right)\).
Giải:
a) \(335+\left[274-\left(335+274\right)\right]\)
\(=335+\left[274-335-274\right]\) ← Bỏ dấu ngoặc tròn
\(=335-335=0\).
b) \(-\left(324-121\right)+\left(124-121\right)\)
\(=-324+121+124-121\)
\(=-324+124\)
\(=-200\).
c) \(\left(85-216\right)-\left(-216+25\right)\)
\(=85-216+216-25\)
\(=85-25\)
\(=60\).
Chú ý. Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:
\(a-b-c=-b+a-c=-c-b+a.\)
Chẳng hạn: \(35-65-105=-105-65+35=-65+35-105=-135\).
\(a-b-c=\left(a-b\right)-c=a-\left(b+c\right)\).
Chẳng hạn:
\(35-65-105=\left(35-65\right)-105=-30-105=35-\left(65+105\right)=-135\).