Nội dung lý thuyết
Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ:
Trong các hợp chất ion, các nguyên tố kim loại nhóm IA, IIA, IIIA có số electron hóa trị ở lớp ngoài cùng lần lượt là 1, 2, 3 nên có thể mất đi 1, 2, 3 electron và có điện hóa trị 1+, 2+, 3+.
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron hóa trị ở lớp ngoài cùng, nên có thể nhận thêm 2 hay 1 electron và có điện hóa trị là 2-, 1-.
Khi viết điện hóa trị của nguyên tố, ta ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.
Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ:
Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.
Quy tắc xác định số oxi hóa của một nguyên tố
Ví dụ: Xác định số oxi hóa của S trong ion SO42-.
Gọi số oxi hóa của S trong ion SO42- là x. Ta có:
x + (-2).4 = -2
=> x = +6
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!