Nội dung lý thuyết
Nguyên tố cacbon có một số dạng thù hình là than chì, kim cương, fuleren,... Chúng khác nhau về tính chất vật lí.
Kim cương | Than chì | Fuleren | |
Tính chất vật lí | Là tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. | Là chất tinh thể màu xám đen. | Gồm các phân tử C60, C70... Phân tử C60 có cấu trúc hình rỗng, gồm 32 mặt với 60 đỉnh là 60 nguyên tử cacbon. |
Cấu tạo |
Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội,... được gọi chung là cacbon vô định hình. Than gỗ, than xương có cấu tạo xốp nên chúng có khả năng hấp phụ mạnh các chất khí và chất tan trong dung dịch.
Trong các phản ứng oxi hóa khử, đơn chất cacbon có thể tăng hoặc giảm số oxi hóa, nên nó có thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa. Tuy nhiên tính chất chủ yếu của cacbon vẫn là tính khử.
a. Tác dụng với oxi
Cacbon cháy trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:
C + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) CO2
Ở nhiệt độ cao C lại khử được CO2 vừa sinh ra theo phản ứng:
C + CO2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2CO
b. Tác dụng với hợp chất
Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được nhiều oxit kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học, phản ứng được với nhiều chất oxi hóa khác nhau như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3,...
C + 2CuO \(\underrightarrow{t^o}\) 2Cu + CO2
C + 4HNO3 đặc \(\underrightarrow{t^o}\) CO2 + 4NO2 + 2H2O
a. Tác dụng với hidro
Ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác, C tác dụng với H2 tạo thành khí CH4:
C + 2H2 \(\underrightarrow{xt,t^o}\) CH4
b. Tác dụng với kim loại
Ở nhiệt độ cao, C tác dụng với một số kim loại tạo thành cacbua kim loại.
4Al + 3C \(\underrightarrow{t^o}\) Al4C3 (nhôm cacbua)
Ca + 2C \(\underrightarrow{t^o}\) CaC2 (canxi cacbua)
Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
Dạng đơn chất:
Dạng hợp chất:
CH4 \(\underrightarrow{t^o,xt}\) C + 2H2
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!