Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Nội dung lý thuyết

I. Phản xạ âm

Khi đứng trước vách hang động và hét hoặc nói to, ta nghe thấy tiếng của mình vọng lại. Âm phát ra đã được vách hang động phản xạ lại tai ta. Đó là hiện tượng phản xạ âm.

Âm được dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.

Khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp một khoảng thời gian lớn hơn \(\dfrac{1}{15}\) giây thì âm phản xạ được gọi là tiếng vang.

❗Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển.

@2530844@

II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

Thí nghiệm:

Dụng cụ:

  • Hộp làm bằng vật liệu cách âm
  • Tấm gỗ nhẵn, tấm gỗ sần sùi, tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ làm tấm phản xạ âm
  • Đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm
  • Giá đỡ tấm phản xạ âm
Tiến hành:
  • Bước 1: Gắn tấm phản xạ bằng tấm gỗ nhẵn lên giá thí nghiệm, lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẵn và phản xạ đến tai.
  • Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẵn bằng tấm xốp và tấm gỗ sần sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1.
@2530941@

Nhận xét:

  • Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
  • Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

III. Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Tiếng ồn

Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn.

Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.

2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ

  • Xây dựng hàng rào chống ồn và trồng nhiều cây xung quanh nhà.

  • Treo biển báo "Cấm sử dụng còi" tại các tuyến đường gần trường học, bệnh viện.

  • Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

  • Treo biển "Đi nhẹ, nói khẽ" ở bệnh viện

  • Người lính xe tặng phải đội một chiếc mũ đặc biệt

@2531007@

1. Âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn.

2. Những vật liệu cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Những vật liệu mềm, xốp có bề mặt sần sùi thì phản xạ âm kém.

3. Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn; phân tán tiếng ồn; ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.