Bài 12: Sóng âm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Dao động và sóng

1. Dao động

Kẹp một đầu chiếc thước vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại. Thấy thước chuyển động qua lại quanh một vị trí.

 

Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

Thuyền nhấp nhô trên biển

Mặt trống dao động

@2528305@

2. Sóng

Sóng là sự lan truyền dao động trong một môi trường.

- Thanh AB dao động kéo theo đâu kim S dao động, làm mặt nước dao động theo. Dao động này được lan truyền trên mặt nước toạ thành sóng nước hình tròn tâm S.

- Khi cho một đầu lò xo dao động thì dao động này cũng được dây lò xo truyền đi tạo thành sóng trên lò xo.

III. Nguồn âm

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

Dây đàn

Cây sáo

Mặt trống

Âm thoa

❗Thực hiện một số thí nghiệm sau

- Dùng búa gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe. Ta thấy khi phát ra âm, âm thoa cũng có sự rung động nhẹ.

âm thoa

- Gõ lên mặt trống, trống phát ra âm, đồng thời mặt trống rung.

III. Sóng âm

Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

Hình trên cho thấy: Màng loa doa động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động (nén, dãn). Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động,...Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn.

IV. Các môi trường truyền âm

Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

Thí nghiệm 1:

Đặt hai chiếc âm thoa gần nhau. Gõ mạnh vào một chiếc âm thoa. Thấy chiếc âm thoa còn lại cũng dao động và phát ra âm.

Hiện tượng này chứng tỏ âm truyền được trong chất khí.

Thí nghiệm 2:

Bạn học sinh thứ nhất gõ nhẹ xuống mặt bàn, ở phía cuối bàn, bạn học sinh thứ hai áp tai xuống mặt bàn và nghe thấy tiếng gõ.

Như vậy, âm cũng truyền được trong môi trường chất rắn.

Thí nghiệm 3:

Đặt một nguồn âm (chuông) vào trong một chiếc hộp đựng nước và áp sát tai vào mặt nước để nghe được âm phát ra.

Nhận xét, âm truyền đến tai qua môi trường chất lỏng.

Thí nghiệm 4:

Đặt một chiếc đồng hồ báo thức trong một bình thủy tinh kín. Cho đồng hồ kêu rồi rút dần không khí trong bình ra thấy.

Khi không khí trong bình càng ít, tiếng đồng hồ nghe càng nhỏ. 

Khi trong bình gần như hết không khí (chân không), hầu như không nghe thấy tiếng đồng hồ kêu nữa.

Sau đó, nếu lại cho không khí vào bình thuỷ tinh, ta lại nghe thấy tiếng đống hồ.

Vậy, âm không truyền được trong chân không.

@2528382@

Sóng âm là sự truyền dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.