Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

1. Thế mạnh và hạn chế

a. Thế mạnh

- Tổng diện tích rừng là hơn 14745,2 nghìn ha (năm 2021), trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%.

- Vùng có diện tích rừng lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Rừng tự nhiên ở thôn Đông Thành, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được giữ gìn phát triển tốt.
Rừng tự nhiên ở Quảng Bình được giữ gìn phát triển tốt

- Rừng có nhiều giá trị; nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,... được thành lập.

- Các điều kiện tự nhiên phù hợp cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học được tăng cường trong tất cả các khẩu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

b. Hạn chế

- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi.

- Sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.

2. Hiện trạng phát triển và phân bố

- Đóng vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Năm 2021, giá trị sản xuất chiếm 3% và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,5%.

- Các hoạt động lâm nghiệp gồm:

+ Khai thác, chế biến lâm sản.

Ngành lâm nghiệp xuất siêu trên 14 tỷ USD - Nhịp sống kinh tế Việt Nam &  Thế giới

+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân

3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng

Để nâng cao hiệu quả quản lí, bảo vệ rừng ở nước ta cần có các giải pháp:

- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.

- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.

- Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đối mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dụng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch,…

- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị của rừng.

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lí, bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn,... từ các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.

- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng; tăng cường quản lí rừng dựa vào cộng đồng, ổn định cuộc sống lâu dài với nghề rừng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

Giới thiệu Luật Lâm nghiệp 2017

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN

1. Thế mạnh và hạn chế

a. Thế mạnh

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bền vững khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.

+ Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển, trong đó có khoảng 130 loài cá và 100 loài tôm có giá trị kinh tế cao.

+ Ngoài ra, có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư,...

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển, tạo thuận lợi để hình thành các bãi tôm, cá và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại. Dịch vụ nghề cá và cơ sở chế biến thuỷ sản được mở rộng và nâng cấp. Công nghệ mới được áp dụng trong ngành thuỷ sản, đem lại năng suất, hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc,... đáp ứng nhu cầu của thị trường và hướng tới phát triển bền vững.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước.

+ Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành thuy sản: đầu tư vốn; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biển, đảo,...

b. Hạn chế

- Hàng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.

- Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

- Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế.

2. Hiện trạng phát triển và phân bố

- Năm 2021, giá trị sản xuất chiếm 26,3% và có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 3,5%.

- Tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 - 2021.

+ Vùng có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (42,7%).

Đánh bắt thủy sản bằng hình thức hủy diệt sẽ bị xử lý hình sự

+ Vùng có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (69,8%).

Nuôi trồng thủy sản - TRANG TUYỂN SINH VNUA