Nội dung lý thuyết
- Bệnh dịch tả lợn cổ điển được xếp vào loại bệnh nguy hiểm do cơ chế lây lan nhanh chóng và qua nhiều con đường khác nhau.
- Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hoá, hô hấp và qua các vùng da có vết thương trầy xước.
- Nguyên nhân gây bệnh là virus dịch tả lợn cổ điển, có vật chất di truyền là RNA và thuộc họ Flaviviridae.
- Ví dụ: Lợn bị bệnh có thể chết đột ngột trong vòng 24-48 giờ sau khi nhiễm bệnh (thể cấp tính). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, ỉa chảy, nôn mửa, khó thở và co giật.
- Bệnh dịch tả lợn cổ điển hiện chưa có thuốc đặc trị, nên phương pháp chủ yếu là phòng bệnh.
- Vệ sinh sát trùng định kỳ, giữ chuồng trại khô thoáng, sạch sẽ.
- Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Bệnh tai xanh là bệnh do Arterivirus gây ra, chỉ ảnh hưởng đến lợn.
- Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên, lợn con và lợn nái đang mang thai dễ mắc bệnh hơn.
- Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với lợn bị nhiễm hoặc gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
- Ví dụ: Lợn bị bệnh tai xanh thường có biểu hiện sốt cao, lên tới 40-41 độ C. Lợn bỏ ăn, lờ đờ, chậm chạp, tai lạnh, đi lại loạng choạng.
a) Phòng bệnh
- Giữ chuồng trại khô thoáng, vệ sinh sát trùng định kì.
- Thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi "cùng vào – cùng ra".
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
b) Trị bệnh
- Báo cho thú y địa phương khi phát hiện vật nuôi bị bệnh.
- Không được tắm cho lợn bị bệnh.
- Sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn.
- Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.
- Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida gây ra.
- Vi khuẩn này sẵn có trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn.
- Nguyên nhân:
+ Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.
+ Môi trường bất lợi (thời tiết thay đổi, vận chuyển chuồng, nuôi chật chội...) cũng làm giảm sức đề kháng của lợn.
=> Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
a) Phòng bệnh
- Bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho lợn.
- Cần giữ chuồng khô thoáng, lưu thông khí và thực hiện vệ sinh định kì.
- Tiêm vaccine đầy đủ, từ 4 tuần tuổi trở lên, nhắc lại 6 tháng/lần.
- Sử dụng kháng sinh như Tetracycline, Sulfamethazine, Sulfathiazole, ... để phòng bệnh hoặc điều trị.
b) Trị bệnh
- Khi phát hiện lợn bị bệnh, cần báo ngay cho thú y địa phương.
- Sử dụng kháng sinh kết hợp để điều trị bệnh.
- Kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc trợ sức và các sản phẩm bổ trợ.