Bài 12. Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản

Nội dung lý thuyết

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Xử lí nước nuôi thủy sản
bằng hệ thực vật.hoc24

1. Xử lí nước trước khi nuôi thủy sản

- Nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển của các động vật thuỷ sản.

=> Cần xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản.

- Các loại hoá chất sử dụng phải phù hợp và nằm trong danh mục cho phép.

- Tuỳ vào điều kiện thực tiễn và loài thuỷ sản mà có biện pháp xử lí khác nhau, tuy nhiên đều cần tiến hành theo một số bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Lắng lọc.

+ Bước 2: Diệt tạp, khử khuẩn.

+ Bước 3: Khử hóa chất.

+ Bước 4: Bón phân gây màu.

2. Xử lí nước sau khi thu hoạch thủy sản

- Nước sau quá trình nuôi thuỷ sản có chứa nhiều chất độc hại (sinh ra từ thức ăn thừa, chất thải của động vật thuỷ sản, xác động vật thuỷ sản,...) đối với môi trường và con người.

=> Phải có các biện pháp xử lí nước thải nuôi thuỷ sản.

- Một số biện pháp xử lí thường được áp dụng như:

a. Sử dụng hệ vi sinh vật

- Tuyển chọn và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thuỷ sản.

- Hệ vi sinh vật này sẽ phân giải các chất hữu cơ và chất độc hại có trong môi trường sau nuôi thuỷ sản.

=> Nhờ đó tạo sự ổn định chất lượng nước sau khi xử lí.

b. Sử dụng hệ động, thực vật

- Sử dụng các loại thực vật phù du, tảo hay rong, rêu để hấp thụ chất độc hại có trong nước nuôi thuỷ sản.

- Sau đó, dùng các động vật ở vùng nước ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ

- Ứng dụng công nghệ sinh học để:

+ Tuyển chọn các chủng vi khuẩn an toàn đối với thuỷ sản.

+ Có khả năng phân giải các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thuỷ sản.

+ Nhân nuôi và tạo chế phẩm vi sinh vật, bổ sung chế phẩm vào môi trường nuôi thuỷ sản.

- Một số loài vi sinh vật phổ biến thường được sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi thuỷ sản như:

+ Bacillus subtilis.

+ Bacillus licheniformis.

+ Lactobacillus acidophilus,...

- Các vi sinh vật này sẽ nhanh chóng phân giải chất thải hữu cơ.

- Khi nguồn chất thải bị phân huỷ đồng nghĩa với nguồn thức ăn của vi sinh vật sẽ bị hạn chế, dẫn đến giảm sự sinh trưởng.

Ứng dụng công nghệ sinh học để tách chiết và thu nhận các loại enzyme có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước nuôi thuỷ sản.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc

- Ứng dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản (NH3, NO2, H2S,...).

- Sau đó nhân lên với lượng lớn và bổ sung vào môi trường nuôi thuỷ sản.

- Hai nhóm vi khuẩn phổ biến tham gia vào quá trình chuyển hoá nitrogen trong nước, được ứng dụng phổ biến là Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. 

loading...
Quá trình chuyển hóa nitrogen
trong môi trường nuôi thủy sản nhờ vi sinh vật.hoc24

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại

loading...
Ứng dụng công nghệ sinh học.hoc24

- Trong nước nuôi thuỷ sản có chứa các vi sinh vật gây bệnh.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh có trong môi trường nuôi thuỷ sản.

- Các vi sinh vật có lợi được đưa vào môi trường nuôi thuỷ sản để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh.

- Trong số này, một số loài vi khuẩn có hoạt tính probiotics như:

+ Bacillus spp.

+ Enterococus spp.

+ Lactobacillus spp,...

- Hay một số loài có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces là được sử dụng phổ biến hơn cả.