Bài 11. Phòng, chống tệ nạn xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Người nghiện ma tuý bắt buộc phải đi cai nghiện.

Hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy sẽ bị sử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật, hình phạt tối đa có thể lên đến tử hình.

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

- Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.

- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm.

- Trẻ em không được uống rưou, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích, dụ dỗ và dẫn dất trẻ em bán dâm hoặc cho trẻ em sử dụng các văn hoá phẩm đồi truy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

⇒ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

@2083323@

2. Công dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

@2083389@

- Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

- Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

- Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thế, phù hợp với lứa tuổi.

Để ngăn chặn tệ nạn xã hội, không chỉ cần có những quy định pháp luật mà còn cần cả ý thức của mỗi người trong xã hội này. Mỗi người cần phải không ngừng nâng cao ý thức, xây dựng lối sống lành mạnh và có tinh thần phê phán các hành vi tệ nạn xã hội.