Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm

    - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.

Ví dụ: Tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, tự giặt quần áo của mình…

    - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Ví dụ: Dùng máy gặt trong nông nghiệp, sử dụng máy tính để làm việc, dạy học…

Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên với mô hình máy điều khiển tự động thu gom nông sản.

2. Biểu hiện

Anh Trần Văn Chức và máy tời vận chuyển lúa.

- Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.

- Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.

- Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.

3. Ý nghĩa

- Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.

- Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện.

- Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

@535783@@535843@

4. Rèn luyện

 Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!