Bài 10. Mặt cắt và hình cắt

Mở đầu (SGK - Trang 50)

Hướng dẫn giải

- Các nét đứt mảnh trên hình chiếu đứng thể hiện mặt trong của vật thể.

- Để thể hiện rõ phần cấu tạo bên trong của vật thể biểu diễn bằng nét đứt.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa hình cắt và mặt cắt:

- Mặt cắt: biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

- Hình cắt: biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Có 2 loại mặt cắt:

- Mặt cắt rời: được đặt bên ngoài hình chiếu, được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp.

- Mắt cắt chập: được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt, sử dụng khi đường bao mặt cắt đơn giản.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Vị trí của mặt phẳng cắt trên hình chiếu hình 10.4a và 10.4b thể hiện:

+ Hình 10.4a: được đặt bên ngoài hình chiếu, có thể được đặt ở vị trí bất kì trên bản vẽ và phải có kí hiệu kèm theo.

+ Hình 10.4b: được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b) khác nhau về nét vẽ và vị trí đặt mặt cắt so với hình chiếu:

- Nét vẽ:

+ mặt cắt rời: nét liền đậm

+ mặt cắt chập: nét liền mảnh

- Vị trí đặt mặt cắt: 

+ mặt cắt rời: đặt bên ngoài hình chiếu

+ mặt cắt chập: đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Phần hình cắt đặt ở phía nửa bên kia của trục đối xứng, đối xứng với phần hình chiếu. 

- Vì phần hình cắt nó nằm gọn về một bên so với trục đối xứng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Do vị trí hình cắt đứng, khi cắt theo hướng chiếu đó, nét cắt ảnh hưởng tới hình chiếu bằng của vật thể.

- Hướng mũi tên chỉ hướng chiếu xác định vị trí mặt phẳng cắt. Hướng mũi tên trong hình cho biết phần mặt phẳng đứng bị bỏ đi.

- Theo nét cắt, phần đặc mặt phẳng đi qua là khối hình chữ U (hình chiếu cạnh); phần rỗng mặt phẳng đi qua là lỗ hình trụ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 53)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Mặt cắt: hình (c)

- Hình cắt: hình (e).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)