Bài 10. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

I. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á:

- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển ( từ những thế kỷ trước và đầu Công nguyên đến thể kỷ VIII ): gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên:

   + Các quốc gia xuất hiện ở Đông Nam Á như Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray - a,....

   + Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á đã thể hiện rõ nét

- Giai đoạn phát triển rực rỡ ( từ thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ XV ): gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến

   + Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh Ấn Độ - Trung Hoa

- Gia đoạn văn minh Đông Nam Á có những biến chuyển quan trọng ( từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ): gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây:

   + Sự xâm nhập của chủ nghĩa phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực

   + Đây cũng là thời kỳ văn minh Đông Nam Á có những biến chuyển quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,....

II. Một số thành tựu tiêu biểu

1. Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Tín ngưỡng: trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài, Đông Nam Á tồn tại văn hóa bản địa phong phú, đa dạng như sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng người đã mất

   + Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay

- Tôn giáo: bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Hin - đu giáo,... được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của người dân của các quốc gia trong khu vực

   + Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa bình, hòa hợp

2. Chữ viết và văn học:

- Chữ viết; trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ ( chữ Phạn, chữ Pa - li,... ) và Trung Quốc ( chữ Hán ). Sau đó, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, Khơ - me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt,.....

- Văn học: 

   + Văn học dân gian phong phú, đa dạng

   + Văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm như: " Truyện Kiều ( Việt Nam ), Riêm Kê ( Cam - pu - chia ), Ra - ma - kiên ( Thái Lan ),....

3. Kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc: tạo dựng nhiều công trình kiến trúc ( đền, chùa, tháp,... ) mang phong cách Phật giáo và Hin - đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc

- Điêu khắc cư dân Đông Nam Á tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng qua nghệ thuật chạm khắc trên các hiện vật bằng gốm, đồng; chủ yếu là phù điêu và tượng

→ Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu như quần thể kiến trúc đền Bô - rô - bu - đua ( Indonesia ), Ăng - co - vát và Ăng - co - thom (Campuchia), chùa Vàng (Mi - an - ma), khu đền tháp Mỹ Sơn ( Việt Nam ),...

Khách