Bài 10. Cấu tạo miền hút của rễ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Cấu tạo

A: Sơ đồ chung.

B: Cấu tạo chi tiết một phần của rễ.

1: Lông hút.

2: Biểu bì.

3: Thịt vỏ.

4: Mạch rây.

5: Mạch gỗ.

6: Ruột.

2. Miền hút

Cấu tạo và chức năng của miền hút

Các bộ phận

Cấu tạo từng bộ phận

Chức năng

 Vỏ

Biểu bì

Gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau.

Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ.

Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.

Hút nước và muối khoáng hòa tan.

Thịt vỏ

Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau.

Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Trụ giữa

Bó mạch

Mạch rây

Gồm những tế bào có vách mỏng.

Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cơ thể.

Mạch gỗ

Gồm những tế bào có vách dày, không có chất tế bào.

Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

Ruột

Gồm những tế bào có vách mỏng.

Chứa chất dự trữ.

 

@65479@

3. Tế bào lông hút

Lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như: vách tế bào, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài.

- Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi.

* So sánh tế bào lông hút và tế bào thực vật.

Giống nhau:

+ Đều là đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật.

+ Đều có các thành phần như: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, …

-  Khác nhau:

 

Tế bào thực vật

Tế bào lông hút

Không bào

Nhỏ

Lớn

Vị trí nhân

Nằm giữa tế bào khi tế bào non, nằm sát màng tế bào khi tế bào già.

Lông hút mọc đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, vị trí của nhân luôn nằm ở đầu lông hút.

Lục lạp

Không có

@65485@