Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí

Nước có thể tồn tại ở thế rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước).

Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, hoặc thể khí.

Một số ví dụ về ba thể của chất trong vật thể

Thể rắn

Thể lỏngThể khí

Sắt

Nước

Không khí trong lốp xe

Đá

Dầu ăn

Khí trong khinh khí cầu

Một số tính chất của chất

 Thể rắnThể lỏngThể khí
Hình dạngHình dạng cố địnhCó hình dạng của phần vật chứa nóCó hình dạng của phần vật chứa nó
Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy)Không cháy được (không tự di chuyển được)Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặtDễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng
Khả năng chịu nénRất khó nénKhó nénDễ bị nén

❗ Cấu tạo hạt của chất

Các chất đều được cấu tạo bởi các "hạt" vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu biểu diễn các hạt này bằng các hình cầu, ta có thể mô tả các thể của chúng một các dễ dàng.

  • Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định. Trật tự này thay đổi thì vật thể bị phá vỡ.
  • Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
  • Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

Vào những ngày trời rất lạnh, một số vùng nước ta có hiện tượng nước đóng băng, tuyết rơi, nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Khi trời ấm lên, băng tuyết tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.
  • Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ.
@865005@@92306@

2. Sự hóa hơi và ngưng tụ

Trong tự nhiên, nước lỏng và hơi nước chuyển hóa qua lại không ngừng tạo thành một vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Nước lỏng trên bề mặt Trái Đất bay hơi và bị cuốn theo gió bay lên cao. Khi gặp lạnh, chúng ngưng tụ lại thành mây (gồm các giọt nước nhỏ li ti). Lúc này mây tập trung đủ lớn, đủ nặng rơi xuống thành mưa. 

Sự bay hơi và ngưng tụ cũng xảy ra với nhiều chất khác.

  • Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
  • Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hóa hơi.

Khi sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi đó là sự bay hơi, khi xảy ra trên cả bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.

Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Ví dụ, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

@92364@@838685@
  • Rắn, lỏng, khí là ba thể của chất. Chúng khác nhau ở các tính chất như: hình dạng, khả năng chịu nén, khả năng lan truyền,...
  • Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

  • Sự nóng chảy, sự động đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định.
  • Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ.