Nội dung lý thuyết
(*) Bối cảnh lịch sử
- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đồng minh nhận thấy cần phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Nhu cầu thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Nguyện vọng giữ gìn hòa bình, ngăn chặn chiến tranh của nhân dân thế giới.
(*) Quá trình hình thành
- Ngày 12 – 6 – 1941, tại Luân Đôn (Anh), các nước đồng minh đã ra bản tuyên bố cùng hợp tác trong cả chiến tranh và hòa bình.
- Từ ngày 4 – 2 đến 11 – 2 – 1945, tại hội nghị Ianta (Liên Xô), Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- 24 – 10 – 1945, các nước thành viên phê chuẩn hiến chương, Liên hợp quốc chính thức thành lập.
(*) Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
- Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, …
- Trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu chung.
(*) Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên.
- Tôn trọng các quyền các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
- Ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Triển khai các hoạt động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực.
- Soạn thảo và xây dựng hế thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang.
- Thúc đẩy quá trình giành độc lập dân tộc của một số nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế của các nước thành viên
- Thực hiện nhiều dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống
- Góp phần vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh.
- Các cơ quan và tổ chức của LHQ tiến hành các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia để phát triển văn hóa, xã hội.
- Chỉ tính riêng 2021, khoảng 222 triệu trẻ em ở các khu vực chiến sự và khó khăn trên thế giới đã được tiếp cận giáo dục nhờ quỹ tài trợ quốc tế của LHQ.