Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện lễ hội Gióng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin:

- Hội Gióng diễn ra vào mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm.

- Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bắc Bộ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm: trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương, bao gồm:

- Cố Viên (vườn cũ), nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, là nơi mà bà đã giẫm phải vết chân ông Đổng

=> Địa điểm này gợi nhắc đến việc mẹ Gióng ướm chân vào vết chân và thụ thai sinh ra Thánh Gióng

- Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, là nơi Thánh được sinh ra

=> Địa điểm này gợi nhắc đến việc Gióng được sinh ra tại ngôi làng nhỏ

- Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Gióng, ở ngoài đê

=> Địa điểm này gợi nhắc đến người mẹ sinh ra Gióng

- Đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh

=> Địa điểm này gợi nhắc đến việc vua Hùng đời thứ sáu cho xây dựng đền để tưởng nhớ Thánh Gióng có công đánh giặc giữ nước

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 16)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa tượng trưng:

- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc 

- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hội trận mô phỏng lại, tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng

- Ngày 12 có lễ rước cờ, tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)