2. Bình Ngô đại cáo

Trong khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

  Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

  Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

  Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa câu văn “ Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với chủ trương “ Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa.

- “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”: Quân và dân ta dùng chính tinh thần nhân nghĩa của mình để tiêu diệt, cảm hóa cái hung tàn, cường bạo.

- “Mưu phạt tâm công”: Quân ta đánh bằng mưu, đánh bằng tâm, dùng nhân nghĩa để thuyết phục và cảm hóa cái xấu, cái ác.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Tố cáo tội ác của kẻ thù và nỗi cực khổ của nhân dân

+ Gọi kẻ thù là: quân cuồng Minh, bọn gian tà

+ Hành động của kẻ thù: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời lừa dân, gây binh kết oán

+ Nỗi cực khổ của nhân dân: người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem bào núi đãi cát tìm vàng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Quân thù mạnh, lực lượng chống trả ít

“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên

 Chính lúc quân thù đương mạnh

 Lại ngặt vì

 Tuấn kiệt như sao buổi sớm

 Nhân tài như lá mùa thu

 Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần

  Nơi duy ác hiếm người bàn bạc”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Giọng điệu đầy căm phẫn, tức giận, uất ức

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Văn hiến “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

- Lãnh thổ “Núi sông bờ cõi đã chia”

- Phong tục “Phong tục Bắc Nam cũng khác”

- Lịch sử “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

- Con người “Song hào kiệt đời nào cũng có”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11)

Hướng dẫn giải

- Hoàn cảnh ra đời: sau khi đất nước giành được độc lập, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược

- Đặc điểm

+ Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của dân tộc

+ Khẳng định chiến thắng của dân tộc

+ Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11)

Hướng dẫn giải

- “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là một áng thiên cổ hùng văn

- Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12-19)

Hướng dẫn giải

- Chủ tướng Lê Lợi căm tức, phẫn uất, đau lòng:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

 Căm giặc nước thề không cùng sống

 Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

 Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

- Hành động: dấy quân khởi nghĩa

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)