Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khí thế hào hùng, mạnh mẽ
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Linh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn…”.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Kẻ thù thất bại thảm hại, nhục nhã: liệt kê những địa danh thắng trận, tên kẻ thù + các hình ảnh “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay để tự xin hàng”, “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tư thế hiên ngang, tự tin, mạnh mẽ
+ Sử dụng những hình ảnh thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước
“Kiền khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, mục đích viết và đối tượng tác động của bài cáo.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tư cách: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”
- Sự kiện lịch sử được tái hiện: Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh xâm lược
- Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân
- Mục đích: tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (quân Minh
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Luận đề chính nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”
+ Luận đề chính nghĩa được thể hiện ở tư tưởng yên dân và khẳng định chủ quyền dân tộc
+ Luận đề chính nghĩa qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: tố cáo tội ác của giặc, khẳng định khởi nghĩa là việc làm vì dân diệt trừ kẻ có tội, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo bạn, trong đoạn (1) của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ (2) đến (5) và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(2): Tố cáo tội ác kẻ thù
(3): Tấm lòng vị chủ tướng và những khó khăn khi dấy quân khởi nghĩa
(4): Thất bại của kẻ thù và chiến thắng lừng lẫy của ta
(5): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Yếu tố biểu cảm:
+ Thái độ căm phẫn trước tội ác kẻ thù
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?”
+ Tấm lòng của vị chủ tướng
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)