14. Phân loại thế giới sống

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Vì sao cần phân loại thế giới sống?

Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

Ví dụ: việc phân loại thế giới sống giúp ta nhận ra dễ dàng nhóm người cổ đại Homo habilis được cho là có mối quan hệ họ hàng với người hiện đại tên là Homo sapiens.

Homo habilis

Homo sapiens

Homo sapiens

II. Thế giới sống được chia thành các giới

Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.

Theo Uýt-ti-cơ (R.Whittaker, 1969), thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Thực vật

Thực vật

Nấm

Động vật

Động vật

Giới nguyên sinh

Nguyên sinh

Giới Khởi sinh

Khởi sinh

@386998@

Thế giới sống được phân chia theo các bận phân loại:

Bậc phân loại

Các bận phân loại thế giới sống

@390741@

❓ Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.

III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

1. Sự đa dạng về số lượng loài

  • Số lượng loài trên Trái Đất chưa có số liệu chính xác.
  • Theo ước tính có khoảng 10 triệu loài, tuy vậy các nhà khoa học cho rằng số lượng loài có thể lớn hơn.
  • Ví dụ về loài: hoa hồng, hoa cúc, gà tre, hươu sao,...

2. Sự đa dạng về môi trường sống

Môi trường sống của sinh vật được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Dựa theo không gian địa lí: môi trường sống trên cạn và môi trường sống dưới nước, môi trường đất, sinh vật này là môi trường sống của sinh vật khác,...
  • Dựa theo kiểu khí hậu: môi trường sống nơi có khí hậu khô nóng, môi trường sống có khí hậu lạnh,...

Môi trường sống trên cạn: Rừng nhiệt đới có sự đa dạng về số lượng loài cao.

môi trường nước

Môi trường sống dưới nước: Rạn san hô có sự đa dạng về số lượng loài cao nhất ở biển.

Môi trường sống nơi có khí hậu khô, nóng: Sa mạc có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

môi trường khí hậu lạnh

Môi trường khí hậu lạnh, khô: Vùng cực có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

❗ Trong một gam đất có thể chứa đến nhiều triệu hoặc nhiều tỉ vi khuẩn, nấm và sinh vật đơn bào. Môi trường đất là nơi trú ẩn của nhiều động vật nhằm tránh khí hậu quá nóng của mùa hè, hoặc quá lạnh của mùa đông và là nơi trốn tránh của kẻ thù ăn thịt.

Dế mèn sống trong lòng đất

Dế mèn đào hang trong lòng đất

@395704@@393552@

IV. Sinh vật được gọi tên như thế nào?

Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên:

  • Tên địa phương: mỗi địa phương có thể có nhiều tên để gọi cho một sinh vật.
  • Tên khoa học: được đặt ra để thống nhất gọi tên cho sinh vật trên toàn thế giới.

Ví dụ: lợn nhà có nhiều tên gọi khác như heo, hợi, trư; tên khoa học là Sus scofa.

❓ Tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Cách gọi tên khoa học của sinh vật:

  • Tên khoa học của mỗi sinh vật gồm hai phần: tên chi (giống) và tên loài.
  • Tên loài theo danh pháp hai phần bắt buộc phải viết in nghiêng.

Ví dụ, tên hoa học của loài hổ là Panthera tigris, trong đó Panthera là tên chi (giống), tigris là tên loài.

❗ Ai đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật?

Vào năm 1953, nhà sinh vật học Các Lin-nê-ớt (Carl Linnaeus) dựa vào quan sát nhiều sinh vật đã đưa ra cách gọi tên khoa học cho sinh vật.

1. Thế giới sống rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

2. Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật dễ dàng hơn.

3. Thế giới sống được chia thành nhiều giới. Nhà khoa học Uýt-ti-cơ (1969) chia thế giới sống thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

4. Thế giới sống được phân loại theo các bậc phân loại từ thấp đến cao: loài, chi (giống), họ, bộ, lớp, ngành, giới.

5. Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.