10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Hỗn hợp, chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

Trong thành phần của nước súc miếng có: nước, chất kháng khuẩn, tinh chất bạc hà,...

Trong thành phần của muối tiêu có muối, bột ngọt, đường, tiêu...

Ta nó nước súc miệng hay muối tiêu là các hỗn hợp.

nước muối

Nước súc miệng

muối tiêu

Muối tiêu chanh

Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần.

Trong hỗn hợp, các thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

Trong hỗn hợp nước đường không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần, còn trong hỗn hợp dầu ăn và nước xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

nước đường

Nước đường

Hỗn hợp nước và dầu ăn

Nước đường là hỗn hợp đồng nhất, còn dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất.

@341761@

3. Chất tinh khiết

Hầu hết các loại nước như nước biển, nước sông suối, ao hồ,...hay nước sinh hoạt đều có lẫn một số chất khác. Khi tách các chất đó ra khỏi nước sẽ thu được nước tinh khiết, gọi là nước cất.

Nước cất thường được dùng trong y tế để pha thuốc tiêm, rửa dụng cụ,...

Chất không có lẫn chất nào khác được gọi là chất tinh khiết.

❗ Người ta thường dùng độ tinh khiết của một chất để chỉ phần trăm khối lượng của chất đó.

Ví dụ: vàng bốn số chín là loại vàng có độ tinh khiết cao, với tỉ lệ 99,99% là vàng nguyên chất, còn 0,01% là các chất khác. Tương tự với loại bạc 925.

II. Huyền phù, nhũ tương

Trong cốc nước chanh leo, ta thấy những hạt chanh leo nhỏ lơ lửng.

Nước chanh leo như vậy gọi là một huyền phù, trong đó các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.

canh leo

Khi cho đổ dầu ăn vào nước rồi khuấy đều hỗn hợp, ta thấy các giọt dầu ăn lơ lửng trong nước.

Hỗn hợp dầu ăn và nước như vậy gọi là nhũ tương, trong đó chất lỏng lở lửng trong chất lỏng khác.

 

@342288@

III. Dung dịch

Muối tan trong nước tạo thành dung dịch nước muối. Nước muối là hỗn hợp đồng nhất, không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước.

Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau. Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn thường được gọi là dung môi.

Nước hòa tan các chất, rắn, lỏng, khí và tọa thành dung dịch.

IV. Chất rắn hòa tan và chất rắn không hòa tan trong nước

1. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

Một số chất rắn tan trong nước như đường, muối ăn,...

Một số chất rắn không tan trong nước như sắt, cát,...

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng đường ăn tan trong nước càng nhiều. 

Lượng đường ăn hay lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.

Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hòa tan.

❗ Một dung dịch đường nếu vẫn có thể hòa tan thêm đường thì được gọi là dung dịch đường chưa bão hòa.

Dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường là dung dịch đường bão hòa.

❓ Hãy tìm hiểu các làm kẹo đường nhiều màu sắc. Quan sát quá trình kết tinh của đường ăn trong dung dịch bão hòa.

1. Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.

2. Hai hay nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

3. Có hai loại hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

4. Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

5. Các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ giữa chất rắn và nước ảnh hưởng đến chất lượng của chất rắn hòa tan trong nước.