Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng kết hợp ngôn ngữ và hình ảnh minh hoạ trong văn bản.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
b. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB:
- Biểu đồ mô tả sự biến đổi về lượng điện ở Việt Nam tiết kiệm được qua sự kiện Giờ Trái Đất từ năm 2012 đến năm 2021.
- Một số hình ảnh minh hoạ gợi liên tưởng đến những hành động nhỏ góp phần kiến tạo tương lai cho Trái Đất.
Lưu ý: Có thể xem đây là infographic (information graphic: đồ hoạ thông tin), là sự kết hợp những thông tin ngắn gọn với biểu đồ; hình ảnh minh hoạ sinh động, bắt mắt, giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong VB: Cung cấp thêm thông tin chi tiết cho nội dung của VB (thông tin về lượng điện Việt Nam tiết kiệm được qua sự kiện Giờ Trái Đất từ năm 2012 đến năm 2021 và thông tin về các hành động nhỏ góp phần kiến tạo tương lai cho Trái Đất), giúp cho nội dung VB trở nên chi tiết, rõ ràng, cụ thể hơn đối với người đọc.
Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A- đam- khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy).
- Tác dụng của việc kết hợp:
+ Nội dung được triển khai rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa. Phương tiện phi ngôn ngữ giúp việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi hơn rất nhiều.
5. Cho biết:
a)Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản;nhận xét về ngôn ngữ trong sử thi?
b) Cụm từ '' bà con xem..'' trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
a.
- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:
+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản
- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:
+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.
+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:
+) Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.
+) Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.
+) Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.
+) Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
- Phương tiện phi ngôn ngữ là những phương tiện hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng.
- Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng: Cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe.
- Dẫn chứng: Trong bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, nội dung văn bản có chứa những hình ảnh minh họa, truyền tải, tăng tính xác thực đối với người đọc.
→ Nhờ vào những yếu tố này, ý tưởng và thông tin bài trở nên thu hút, hấp dẫn người đọc, biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán thành một văn bản thông tin thú vị. Đồng thời giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu không bị mơ hồ, dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp nhận thông tin hơn.
Cho biết:
a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
a.
- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).
- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.
- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.
Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh hoạ (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:
- Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng)
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
So sánh | Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng) | Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng) |
Sự tương đồng | Đều sử dụng hình ảnh minh họa để giúp nội dung văn bản trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn. | |
Sự khác biệt | Hình ảnh minh họa xuyên suốt toàn văn bản để người đọc dễ hình dung về các đồ gia dụng gốm hơn. | Sử dụng hình ảnh minh họa khi văn bản cần minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh chỉ xuất hiện ở một đoạn cụ thể, chứ không xuyên suốt văn bản. |
SEND HELP: Môn Ngữ Văn: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: Giúp với, giúp với!
1. PTBĐ của văn bản là gì?
2. Hai thông điệp chính của văn bản là gì?
3. Chỉ ra lời kêu gọi của văn bản và nhận xét về kiểu câu và giọng điệu của lời kêu gọi đó
4. Nhận xét về nghệ thuật thuyết minh của văn bản qua các phương diện
- Kết hợp các PTBĐ
- Sử dụng và chọn lọc dẫn chứng
- Ngôn ngữ thuyết minh
Giúp mình nhé! Arigatoo gozaimasu!
a) Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ bảng nội quy còn sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào?b) Phương tiện đó được trình bày như thế nào trong bản nội quy? c) Nhận xét về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó
Bài 3.
Ngôn ngữ và giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì nổi bật ?
Ngôn ngữ và giọng điệu ấy đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những
chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
1.
Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ rất giản dị, pha một chút ngang tàng: Từ thì", "chưa cần"...
2. Tác dụng :góp phần thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn của người lính: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".