Ghi lại một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn.
Hoạt động phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa
a. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn).
b. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần.
Buổi phỏng vấn có thể phát trực tiếp trên truyền hình, trên sóng phát thanh, có thể được biên tập lại và công bố. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại trung thực. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ, trong sáng và hấp dẫn
Người trả lời phỏng vấn phải trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về thứ được hỏi, với thái độ chân thành, thẳng thắn, cần trình bày cho hấp dẫn
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi là thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ cách thức bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình
đặt 5 câu hỏi để phỏng vấn về nghề làm trợ lý cho thám tử tư.
a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc
- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề
- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn
b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép
c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trong quá trình nói, cần lưu ý những điều sau đây khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe:
- Lắng nghe nhận xét, phản bác của người nghe một cách kĩ càng
- Cảm ơn ý kiến của người nghe.
- Phân tích ý kiến của người nghe hợp lí hay không hợp lí chỗ nào.
- Chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng của đối phương bằng sự nhẹ nhàng tránh gây hiểu nhầm xung đột.
- Nhờ giáo viên chủ nhiệm tham gia góp ý khi cần giúp đỡ.
Kinh nghiệm:
− Trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
− Tiếp nhận đóng góp, nhận xét của người nghe.
− Tự tin với bài của mình và thể hiện thái độ tích cực trong phần trình bày.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe: Có dẫn chứng và ý kiến xác thực, lập luận chặt chẽ.
a. Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.
b.
- Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?
- Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự...
- Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.
Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn...
c. Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông.
Các yếu tố có trong bài phỏng vấn: người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, chủ đề, mục đích, phương tiện phỏng vấn
- Trong câu hỏi chưa nhắc tới phương tiện phỏng vấn (máy quay, máy ghi âm, bút, sổ…)
- Các yếu tố kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau phù hợp với mục đích, chủ đề phỏng vấn
- Khi trả lời phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng
+ Ngắn gọn, rõ ràng
+ Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn
+ Làm rõ chủ đề
+ Liên kết với nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lí
Các bạn giúp mình với đây là câu hỏi phỏng vấn thi nghề kinh doanh của mình mong các bạn có thể cho mình ít câu trả lời để tham khảo ToT
1. Bạn có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?
2. Trong thời gian vừa qua, bạn làm gì để củng cố và mở mang kiến thức của bản thân?
3. Cho biết một đề nghị cải tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh lĩnh vực này?
4. Hãy nói cơ bản về đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh lĩnh vực này?
5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
6. Hãy nói cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì?
7. Điều gì quan trọng hơn với bạn: tiền bạc hay công việc?
8. Bạn có sẵn sàng chịu đựng với áp lực công việc không? Tại sao?
9. Bạn có phù hợp với công việc kinh doanh không? Tại sao?
10. Bạn có sẵn sàng đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của mình không? Tại sao?
11. Bạn làm gì để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm lĩnh vực này?
12. Điều gì khiến bạn hứng thú khi học nghề kinh doanh?
13. Hãy kể cho tôi nghe về thành tích đáng tự hào nhất trong học tập của bạn?
14. Có nên tức giận khi đàm phán trong kinh doanh không? Tại sao?
15. Hãy mô tả về cách làm việc của bạn?
16. Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?
Ai chuyên báo chí hay văn thì giúp mình với ạ !!
- Hãy đặt 8 câu hỏi cho giáo viên về cảm nhận tuần học đầu tiên.
(Mình tìm kiếm các câu hỏi để đi phỏng vấn giáo viên ấy ạ)
1.Quý thầy/cô có thể chia sẻ nhận định tổng quan về tuần học đầu tiên được không?
2.Trong tuần học đầu tiên, quý thầy/cô đã gặp phải những thách thức nào không?
3.Những điều gì gây ấn tượng tích cực với quý thầy/cô trong tuần học đầu tiên?
4.Quý thầy/cô nghĩ rằng có những điều cần cải thiện hoặc thay đổi trong tuần học tiếp theo không?
5.Quý thầy/cô đã nhận được đủ sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các bạn học sinh trong tuần học đầu tiên không?
6.Quý thầy/cô có nhận xét gì về nội dung và phương pháp giảng dạy đã được áp dụng trong tuần học đầu tiên?
7.Quý thầy/cô thấy rằng các bạn học sinh đã tiến bộ trong tuần học đầu tiên không? Nếu có, xin vui lòng cho biết ví dụ cụ thể.
8.Xin quý thầy/cô chia sẻ những suy nghĩ cuối cùng hoặc những gì quý thầy/cô mong muốn từ tuần học đầu tiên này?
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:
- Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”
- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”
Kinh nghiệm:
- Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
- Thu thập bằng chứng một cách chính xác.
- Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.
- Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.