Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì trong việc chuyển tải thông điệp văn bản?
Văn bản cổng trường mở ra có cốt truyện ko?
Văn bản sử dụng hình thức lời của ai nói với ai và nói về điều gì?
Việc sử dụng hình thức phát ngôn như vậy, tác giả đã tạo đc thuận lợi gì trong việc chuyển tải nội dung văn bản ?
Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- Chủ đề: Sự nuối tiếc của thầy giáo và các bạn học sinh trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng
- Thông điệp của văn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự tồn tại của một quốc gia qua đó thể hiện lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.
- Nhan đề Buổi học cuối cùng đã thể hiện trực tiếp được chủ đề và thông điệp mà tác giả hướng tới.
Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?
- Tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nghi vấn (câu hỏi tu từ)
- Tác dụng:
+ Tạo kết thúc mở, để lại dư âm trong bạn đọc
+ Ngầm khẳng định về việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.
2. Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- Chủ đề: Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thông điệp:
+ Thông điệp về sự tồn tại của một quốc gia gắn liền với ngôn ngữ của quốc gia đó.
+ Thông điệp về lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.
Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn văn cuối.
- Xác định kiểu câu được tác giả sử dụng chủ yếu.
Lời giải chi tiết:
- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.
- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.
Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.
sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui
e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:
- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?
- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn
g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?
h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)
e) _ Theo tác giả, cốm là thứ quà thanh nhã và tinh khiết chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa nên thưởng thức cốm cũng cần có một văn hóa riêng. Ăn cốm không thể ăn vội bởi cốm không phải là thứ quà của người ăn vội, cốmphải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Theo tác giả, ăn như vậy thì chúng ta mới thưởng thức được cái hương vị thơm ngon độc đáo của cốm.
_ Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
g) Thông điệp : hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức… sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.
h) Phương thức biểu đạt : biểu cảm
Ngôn ngữ : kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.
Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.
e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:
- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?
“Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả ngẫm nghĩ” để thưởng thức những vị ngon của cốm.
+ Ngon miệng: chất ngọt cốm – cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
+ Ngon mũi: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
+ Ngon mắt: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se. - Sự trân trọng của tác giả.
+ Thể hiện qua lời khuyên, lời nhắn nhủ đối ới mọi người: hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà của cốm.
+ Qua sự tôn vinh đánh giá về cốm: Cốm là lộc của trời Cốm là sự khéo léo của con người. Cốm là sự có sức tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa.
= > Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.
- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn\
Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.
g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?
Hãy nhẹ nhàng nâng đỡ , chút chiu , vuốt ve món quà cốm , món quà mà trời đất ban tặng .
h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm
- Giọng điệu : nhẹ nhàng và sâu lắng
- Hình ảnh : bình dị
- Ngôn ngữ ; tinh tế , sắc sảo
e) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.
==> Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ
2. Thân bài
- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh
- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.
- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.
- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ
=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.
3. Kết bài
Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.
Truyện cuộc chia tay của những con búp bê có những cuộc chia tay nào? Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua văn bản những thông điệp nào?
Truyện cuộc chia tay của những con búp bê có những cuộc chia tay nào? Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua văn bản những thông điệp nào?
+ Gồm 3 cuộc chia tay:
- Cuộc chia tay của búp bê.
- Cuộc chia tay với lớp học.
- Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
+ Tác giả muốn gởi đến mọi người thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thuong trẻ con vô tội.
"Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó"
Hinamori Amu sao tick được 2 lần hay vậy
Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyển tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.
- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.
- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.