Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2019 lúc 13:02

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 23:06

- Dòng thơ số 8: Rải hạt vàng chi chít

- Dòng thơ số 16: Mọc sao vàng chi chít

→ Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 8 2019 lúc 16:24

- Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp.

   + Những hình ảnh này là trí tưởng tượng của chú bé.

   + Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người

   + Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời

- Là những hình ảnh lung linh, huyền ảo có tính biểu tượng, tạo ra sự logic.

từ lâm gia huy
Xem chi tiết
Lê Ngọc Ánh
5 tháng 11 2018 lúc 22:03

Cho thấy Bác có 1 niềm tin lạc quan và vô cùng với Cách mạng. Qua đó còn nói lên phong thái ung dung, thư thái của Bác khi ngắm cảnh trăng trên con thuyền trở chiến thắng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 7 2017 lúc 12:44

Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài "Quê hương" của Tế Hanh.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Hai câu thơ trong bài "Đoàn thuyền đánh cá":

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Nhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.

    + Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.

    + Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.

Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.

→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc.

Nguyễn Lê Hoàng
Xem chi tiết
Vĩnh biệt em, chị để mất...
28 tháng 11 2021 lúc 8:28

Hình ảnh so sánh là:

Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi.

@Nghệ Mạt

#cua

Khách vãng lai đã xóa
duc cuong
28 tháng 11 2021 lúc 8:41

Hình ảnh so sánh là 

+)  "Trăng khuyết với" con" thuyền trôi"  ( " Những đêm nào trăng khuyết , trông giống con thuyền trôi ") 

+) "trăng theo bước" với " muốn cùng đi chơi ( " Em đi  ,trăng theo bước  , như muốn cùng đi chơi ")

Khách vãng lai đã xóa
Chu Thị Thanh Thảo
28 tháng 11 2021 lúc 9:03
Con mình cũng không phải là người ta có thể dùng để làm việc và giải trí là chủ yếu thôi chị
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 4 2019 lúc 5:20

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.

Nguyen Thi Khanh Huyen
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
7 tháng 3 2018 lúc 14:20

Gợi ý

Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (“Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (“Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm”). Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.

hok tốt

休 宁 凯
7 tháng 3 2018 lúc 14:24

Đoạn thơ trên nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh đêm khuya vắng vẻ,gió đông lạnh buốt.

Hai dòng thơ cuối cho chúng ta thấy sự dũng cảm bảo vệ các cháu học sinh nói riêng và Tổ quốc Việt Nam nói chung mặc dù việc đó rất khó khăn.

Chúc bạn học giỏi!

休 宁 凯
7 tháng 3 2018 lúc 14:51

Chú bộ đội đi tuần trong hoàn cảnh:

Đêm khuya vắng vẻ:Lúc đó con người cảm thấy rất mệt mỏi sau một ngày làm việc và rất buồn ngủ.

Gió đông lạnh buốt:Chú bộ đội phải đi tuần trong thời tiết  mùa đông lạnh buốt.

Hai dòng thơ cuối cho chúng ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc đẹp đẽ và cao cả:

-Rét thì mặc rét cháu ơi:Thể hiện sự dũng cảm của chú bộ đội.

-Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm:Chú hy sinh thân mình để giữ khung cảnh yên tĩnh cho các cháu ngủ,sẵn sàng chịu mọi sự khó khăn,khổ cực để bảo vệ quê hương,Tổ quốc.Hình ảnh người chiến sĩ đáng ngưỡng mộ qua lời kể của các cháu học sinh