Hãy tìm hiểu thông tin về nhà thơ Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha trước khi đọc văn bản này.
Đọc trước bài thơ Tình ca ban mai và tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên.
Tham khảo:
+ Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.
+ Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Chế Lan Viên tham gia phong trào cách mạng tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.
+ Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", ...
Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng
Tham khảo!
- Thông tin về nhà văn Bùi Hồng:
+ Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
+ Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.
+ Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.
+ Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
+ Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
+ Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
- Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên.
- Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc.
- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.
Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thông tin về nhà văn Sơn Tùng.
Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy ( nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa.
Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. từ năm 1974 đến nay, Nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.
Đọc trước bài thơ mẹ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Đỗ Trung Lai.
Tham khảo!
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Phương pháp giải:
Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai
Lời giải chi tiết:
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982).
- Đọc trước bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.
- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?
- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.
- Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.
- Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vích-to Huy-gô, tác phẩm Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.
- Tác giả Vích-to Huy-gô:
+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.
Đọc trước văn bản “Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh.
- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.
Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.
Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.
Đọc trước đoạn trích văn bản Một thời đại trong thi ca, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoài Thanh.
- Thông tin tác giả:
+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.
+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
+ Trước cách mạng:
· Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.
· Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…
- Phong trào Thơ Mới:
Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1932 – 1935
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …
Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên
+ Giai đoạn 1936-1939
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này
Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
+ Giai đoạn 1940-1945
Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
- Đọc trước đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tìm hiểu những thông tin về tác phẩm Đất rừng phương Nam và nhà văn Đoàn Giỏi.
Phương pháp giải:
Tham khảo internet, sách báo
Lời giải chi tiết:
a. Tác phẩm
- Ngày phát hành: 1957
- Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng
- Nội dunh chính: viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
b. Tác giả
- Tiểu sử:
+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
+ Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Cuộc đời:
+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940
+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)
+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam
+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam
+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.
+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư
+ 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.
a. Tác phẩm
- Ngày phát hành: 1957
- Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng
- Nội dunh chính: viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
b. Tác giả
- Tiểu sử:
+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
+ Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Cuộc đời:
+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940
+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)
+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam
+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam
+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.
+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư