Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Tuấn Lại
31 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo:

Bài thơ thể hiện một nhãn quan tình yêu. Nhưng không chỉ dừng lại ở mô tả tình yêu trong những trạng huống mang tính tượng trưng phổ quát, sự nhạy cảm cá nhân còn dẫn Huy Cận đi sâu hơn vào những trạng thái cảm xúc vi tế và lắng đọng nhất của tâm hồn. Trong bài thơ "đường mới", tình yêu được mô tả như một trạng thái tự lắng nghe, tự thẩm thấu của con người. Không gian ở đây được xác định bằng những chi tiết cụ thể: Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm/ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm… Nhưng đó cũng là một không – thời gian của mơ mộng. Một không – thời gian của của “màu vĩnh viễn”, khi những đường ranh cụ thể của nó đã bị xóa nhòa bởi sự hòa hợp quấn quýt giữa màu sắc, hương thơm và trí tưởng tượng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 8 2018 lúc 14:46

Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường

- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến

Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng

- Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:33

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.

- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.

- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
23 tháng 8 2023 lúc 17:20

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt vẫn còn vấn vương, vẫn còn khao khát.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

+ Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái đã quá rõ, thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Đó là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi. 

→ Lời từ giã đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:02

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

 

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.

- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người

và xã hội.

- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:44

Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:55

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:18

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

 - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:11

- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về mùa xuân ở miền Tây Bắc, nơi có mùa hoa mận báo hiệu xuân về

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
4 tháng 8 2019 lúc 14:37

Bố cục bài thơ:

2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường 9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến. 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước

Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 8 2019 lúc 14:44

Bố cục bài thơ: 3 đoạn :

– Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.

– Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân

– Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.

* Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.