Tác phẩm được chia thành năm phần rõ rệt. Hãy khái quát nội dung của từng phần.
Tóm tắt, khái quát nội dung và nêu ra các vấn đề đặt ra trong từng tác phẩm sau đây:
1 Cổng trường mở ra
2 Mẹ tôi
3 Cuộc chia tay của những con búp bê
Em có thể tham khảo ở phần lý thuyết của Hoc24.vn nhé!
Đề 1: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung bài thơ ‘’Ngắm trăng’’
Đề 2: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của bài ‘’Tức cảnh Pác Bó’’
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết.
- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm;…
- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.
- Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm của tác giả.
Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản "cầu hiền”.
- Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài
- Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước
- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo
Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước
- Cho phép tiến cử người hiền
- Cho phép người hiền tiến cử
Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy?
- “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là một áng thiên cổ hùng văn
- Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
viết bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ kì I lớp 7 theo giàn ý sau (trừ bài tiếng gà trưa)
MB:-giới thiệu tác giả ,tác phẩm
-ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
TB:a, phần khái quát
-hoàn cảnh ra đời
-cảm nghĩ chung về nội dung, nghệ thuật bài thơ
b, phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật
-đoạn đầu :
+lời dẫn, giới thiệu(trích thơ)
+chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuât và nội dung
-đoạn 2: làm tương tự đoạn đầu
c, đánh giá
-đánh giá lại nghệ thuật và nội dung
KB:khẳng định lại tình cảm với bài thơ
lưu ý:
-các bn có thể tách ra từng bài thơ rồi làm
-nocopy
-làm càng nhanh càng tốt
sư huynh ns cái qq dzậy
chết mày nha mày kkk
Chia bố cục và nêu nội dung của từng phần trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ
Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
3. Giá trị nội dung
- Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất Lưu ý: - mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm Thân đoạn: Tác giả năm sinh năm mất Cuộc đời sự nghiệp Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Kết đoạn Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
Bài tấm gương
Câu hỏi:
hãy giới thiệu bố cục và nội dung bài văn. ( Chỉ ra nội dung của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các ví dụ được nêu ra trong bài có tác dụng làm rõ chủ đề bài văn như thế nào?)
Hãy nêu khái quát nội dung của đoạn dòng sông năm căn đến vô tận