Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:31

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

Lê Đạt Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Đạt Thành Nguyễn
7 tháng 3 2022 lúc 20:23

ai trả lời hợ mình với

 

Lê Đạt Thành Nguyễn
7 tháng 3 2022 lúc 22:04

PHẦN LỊCH SỬ

A/ Phần trắc nghiệm:
*HS xem lại tất cả các bài tập trong vở bài tập Lịch sử. ( từ bài 12 đến bài 16)
B/ Phần tự luận: Trả lời được nội dung sau:
1/ Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?
2/ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang?
3/ Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và rút ra nhận xét.
4/ Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.
5/ Trình bày những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
6/ Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế nước ta dưới thời Bắc thuộc.
7/ Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc.
8/ Xem lại các BT phần Luyện tập và vận dụng SGK.
PHẦN ĐỊA LÍ

A/ Phần trắc nghiệm:
*HS xem lại tất cả các bài tập trong vở bài tập Địa lí. ( từ đầu HK 2 đến hết tuần 25)
B/ Phần tự luận: Trả lời được nội dung sau:
1/ Nêu đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.
2/ Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng? Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng.
3/ Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2 SGK/ 176. Nêu một số đặc điểm của thiên nhiên
Việt Nam.
4/ Tại sao để bảo vệ đất ta cần phải phủ xanh đất trống đồi trọc?
5/ Nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Nêu
biện pháp bảo vệ sinh vật.

Lê Đạt Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 9 2023 lúc 12:15

Tham khảo!

Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:

- Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.

- Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2018 lúc 14:01

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 17:14

Con dơi phát ra sóng siêu âm mà sóng thì phản xạ được khi gặp vật cản. Sóng siêu âm gặp vật cản thì ngay lập tức phản xạ lại và dơi nhận được tín hiệu (vì vận tốc sóng siêu âm quá lớn) và biết được phía trước nó có vật cản để nó xử lý.

Tina Tina
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
24 tháng 8 2016 lúc 16:32

 

I have not worked(i) today.

Nguyễn Đức Quang Minh
27 tháng 5 2022 lúc 20:52

Don't write in English anymore😂

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

Ko Nhật
Xem chi tiết
Lazi Admin
10 tháng 10 2023 lúc 11:35

vô đây tui chỉ https://lazi.vn/users/dang_ky?u=lazi.admin2