Lấy ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật.
Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là gì?
(A).Thế giới sinh vật
(B).Sự di truyền của tính trạng bố mẹ cho con cháu
(C).Tính biến dị của cơ thể sinh vật
(D).Hiện tượng di truyền và biến dị ở các sinh vật
(D).Hiện tượng di truyền và biến dị ở các sinh vật
là môn khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị của sinh vật. ... Cơ sở vật chất của tính di truyền đó là tất cả những yếu tố cấu trúc tế bào có khả năng tái sinh, phân ly, tổ hợp về các tế bào con trong quá trình phân chia của tế bào cơ thể.
➙ chọn D
- Nêu 3 ví dụ về đặc điểm di truyền - Nêu 3 ví dụ về đặc điểm biến dị
Tham khảo:
1.
Ở một loài chó: bố mẹ có lông màu đen, sinh ra con có lông màu đen.
- Ở 1 loài thực vật: bố mẹ có thân cao lai với nhau tạo ra đời con có cá thể thân cao.
+ Con người giữ lại những cây có đặc tính tốt làm giống cho vụ sau để chúng có thể truyền cho thế hệ sau những đặc tính tốt có ở bố mẹ.
2.
+ cây rau mác sống ở môi trường khác nhau thì lá của nó cũng khác nhau.
di truyền và biến dị có phải là 2 hiện tượng loại trừ nhau ở sinh vật không? vì sao?
ko vì di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song trong quá trình sinh sản
Phân biệt Di truyền vs Biến dị? Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của di truyền học ? Lấy ví dụ về các thuật ngữ của di truyền học?
* Phân biệt:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .
* Đối tượng di truyền học: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
* Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho khoa học chọn giống, y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại
Ví dụ: ngày nay ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô mắt, những giống lúa cho năng suất cao đặc biệt ta có thể biết tỉ lệ khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng của đứa trẻ trong tương lai
* Lấy ví dụ
- Tính trạng : tóc xoăn , môi dày ,......
+ Hình thái : thân cao , quả tròn , quả bầu dục ,.....
+ Cấu tạo : hoa đơn , hoa kép , .....
+ Sinh lý : lúa chín sớm , chín muộn , sức sinh sàn lớn ,......
- Cặp tính trạng tương phản : tóc xoăn - tóc thẳng , hạt trơn - hạt nhăn ,.......
Tính di truyền và biến dị có phải là hai hiện tượng loại trừ nhau ở sinh vật không? Vì sao?
Tính di truyền và biến dị không phải là hai hiện tượng loại trừ nhau ở sinh vật.Vì là hai hiện tượng tồn tại song song và gắn liền trong quá trình sinh sản.
Ngành khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị ?
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/%C4%91%E1%BB%91i-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/nguy%C3%AAn-l%C3%BD-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-di-truy%E1%BB%81n-y-h%E1%BB%8Dc/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-di-truy%E1%BB%81n-h%E1%BB%8Dc
yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Lấy ví dụ về điều kiện ngoại cảnh và di truyền.
Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào
+) NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Người ta đã xây dựng được bản đồ di truyền của các gen trên từng NST của nhiều loài.
+) Những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
- NST có khả năng tự nhân đôi:
Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi ADN vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.
Với những đặc tính cơ bản trên của NST, người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ tế bào.
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ NST giống hệt bộ NST thể của tế bào mẹ
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo giao tử.Đồng thời wa thụ tinh hợp tử lưỡng bội được tạo thành giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền của cơ thể .
Vì NST có chức năng phục vụ cho tế bào nên gọi là cấp độ tế bào còn ADN nằm chủ yếu trong nhân phục vụ cho phân tử (như việc tổng hợp protein cũng nhờ thông tin dt dc sao chép từ ADN sang mARN nên gọi là cấp độ phân tử)
Hãy nêu khái niệm, tính chất và lấy ví dụ về dạng biến dị không di truyền? Dạng biến dị này có ý nghĩa như thế nào với bản thân sinh vật?
Biến dị ko di truyền: thường biến
Khái niệm: Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống của cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Tính chất:biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
VD: Thỏ Himalaya ở 35'C có bộ lông trắng, ở 5'C lông toàn đen, nuôi ở 20'C-30'C thì thân trắng, mũi, tai, chân, đuôi đen
Ý nghĩa của thường biến là giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống
Trong đột biến số lượng nhiễm sắc thể, hãy lấy 1 ví dụ di bội và 1 ví dụ đa bội ở các loài
sinh vật ? Phân tích xem đột biến đó thay đổi như thế nào so với tế bào 2n ban đầu ? Gây
hại hay có lợi cho sinh vật ?
ĐB lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST.Đó là biến đổi số lượng ở một cặp NST tượng đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội
- Ở sinh vật lưỡng bội, ĐB lệch bội thường gặp 4 dạng chính:
+ Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.
+ Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.
+ Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.
+ Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.
+ Dạng đặc biệt: (2n +1 +1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào