Bài 1. Menđen và Di truyền học

Xem chi tiết
Lưu Quốc Quyền
15 tháng 6 2016 lúc 19:58

a.  - Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.

Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản, vì:

- Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được

- Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.

 b. 

 - Nhân tố di truyền là loại vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào và quy định nên tính trạng của cơ thể sinh vật.

- Trong tế bào nhân tố di truyền(NTDT) luôn tồn tại thành từng cặp  nhưng  không trộn lẫn vào nhau.

- Trong quá trình phát sinh giao tử các NTDT trong cặp nhân tố di truyền phân li về giao tử, các cặp NTDT phân li độc lập nhau.

- Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử của bố với giao tử của mẹ đã đưa đến sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền.

Bình luận (0)
Trịnh Yến
Xem chi tiết
Otaku Pluss
5 tháng 8 2016 lúc 20:47

F1 thu đc 100% quả đỏ \(\Rightarrow\)tính trạng quả đỏ ở cà chua là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.

Qui ước gen:

- Gen A qui định tính trạng quả đỏ, gen a qui định tính trạng quả vàng.

Xét phép lai giữa F1 lai với cây 3: 

\(\frac{\text{quả đỏ}}{\text{quả vàng}}=\frac{75\%}{25\%}=\frac{3}{1}\)

đây là tỉ lệ của qui luật phân li nên \(\Rightarrow\)kiểu gen của F1 và cây 3 phải là dị hợp

F1 dị hợp có kiểu gen là Aa nên \(\Rightarrow\)1 bên bố(mẹ)phải cho 1 giao tử A  và một bên bố(mẹ) phải cho kiểu giao tử a \(\Rightarrow\)kiểu gen của P là AA   x   aa

Phép lai giữa F1 với cây thứ 1:

thế hệ F2 có 100 quả đỏ \(\Rightarrow\)cây 1 phải có kiểu gen đồng hợp AA

\(\Rightarrow\)phép lai 1 là: Aa   x   AA

Phép lai giữa F1 với cây thứ 2:

thế hệ F2 có 50% quả đỏ : 50 % quả vàng \(\rightarrow\)đây là tỉ lệ của phép lai phân tích.

\(\Rightarrow\)Phép lai 2 là : Aa   x   aa

Phép lai giữa F1 với cây 3:

theo như tôi đã giải thích ở trên thì:

\(\Rightarrow\)Phép lai 3 giữa 2 cá thể dị hợp là: Aa   x   Aa

 

Đó! cũng dễ mà, làm theo từng bước là đc nha bạn!

 

 

 

Bình luận (0)
Bui Duyen
Xem chi tiết
Bùi Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
Isolde Moria
17 tháng 8 2016 lúc 18:09

Đối tượng nghiên cứu của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luận của di truyền 
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính quy luận của hiện tượng biến di và di truyền để giải thích tại sao con cái sinh ra giống bố mẹ, tổ tiên trên những nét lớn nhưng lại khác bố mẹ tổ tiên trên hàng loạt các đặc điểm khác
Ý ngĩa thực tiễn: Di truyền học đã trở thàn ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại. Biến dị và di truyền là cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, sử dụng để phát hiện nguyên nhân, cơ chế của bệnh, tật di truyền để đề xuất các lời khuyên phù hợp trong tư vấn di truyền học và đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghiệp sinh học hiện đại

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
17 tháng 8 2016 lúc 18:09

a,Đôi tượng-. Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

b,Nội dung cùa di truyền học: Đề cập tới cơ sỗ vật chất, cơ chế và tính quy luật, của hiện tượng di truyền và biến dị, cụ thể là xác định các vân đề chính sau:

-        Câu trúc vật chất và cách thức mà nhờ đó bô" mẹ truyền cho con những đặc tính giông mình.

-       Những xu thế tất yếu và những mối quan hệ số lượng mà các đặc tính cùa bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu.

-       Nguyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bô' mẹ cũng như những hình thức và những chiều hướng biểu hiện của những sai khác này.

c,Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học:

Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết cùa khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

Bình luận (1)
khôi Nguyên
2 tháng 9 2016 lúc 19:51

Đối tượng là cơ sở vật chất ,cơ chế và tính quy luật của hiện tượng biến dị và di truyền

nội dung của di truyền học:là bộ môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế , quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị 
ý nghĩa : di truyền học là cơ sở của hạt giống , cơ sở của lý thuyết khoa học ứng dụng vào y học , công nghệ sinh học 

Bình luận (1)
Bùi Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
17 tháng 8 2016 lúc 18:12

-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
-Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
-Rút ra quy luật di truyền các tính trạng .

Bình luận (1)
Nguyễn Anh Duy
17 tháng 8 2016 lúc 18:31

Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ laicuar Menđen gồm những điểm nào???

1,Đối tượng nghiên cứu: hiện tượng di truyền và biến dị 
- Nội dung nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. 
- Ý nghĩa thực tiễn: Di truyền học đã trở thành cơ sở lý thuyết của Khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với Y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học hiện đại. 
2,Phương pháp phân tích các thế hệ lai có nội dung cơ bản là: 
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. 
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng 
3,vd: 
tóc thẳng - tóc xoăn 
mắt đen - mắt xanh 
vóc dáng cao - vóc dáng thấp 
da trắng - da đen 
4,Thuận lợi cho việc theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ con lai vì các tính trạng phân biệt nhau rõ ràng, dễ nhận biết. 
Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (4)
Bùi Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
17 tháng 8 2016 lúc 18:25

để thuận lợi cho việc theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ con lai vì các tính trạng phân biệt nhau rõ ràng, dễ nhận biết.

Bình luận (1)
Lê Nguyên Hạo
17 tháng 8 2016 lúc 18:19
***Theo quan điểm của Menden:
-Trong cơ thể sinh vật có các nhân tố di truyền có khả năng quy định các tính trạng của sinh vật .Các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp trong cơ thể.Nếu cặp nhân tố di truyền gồm 2 chiếc giống nhau gọi là đồng hợp tử trội or lặn.Nếu 2 chiếc khác nhau gọi là dị hợp tử
-Khi cơ thể hình thành giao tử ,mỗi giao tử chỉ nhận được một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.Vì vậy:
+Cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra một loại giao tử 
+Cơ thể dị hợp tử tạo ra được 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

-Khi xảy ra quá trình thụ tinh cứ 2 giao tử khác giới của cùng một loài kết hợp với nhau sẽ tạo nên 1 hợp tử.Vì thế hợp tử lại chứa cặp nhân tố di truyền 

-Nhân tố di truyền trội lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn vì vậy trong cơ thể dị hợp tử biểu hiện tính trạng trội 

-Theo Menden giao tử thuần khiết nghĩa là 2 nhân tố di truyền tồn tại trong cơ thể tồn tại trong cơ thể độc lập với nhau mà ko hòa trộn nhau.Điều này có thể hiểu trong giao tử của F1 chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền

***Theo bằng cơ sở tế bào học: 
-Tất cả tính trạng của sinh vật đều được quy định bởi các gen

-Trong tế bào lưỡng bội chứa các cặp NST tương đòng vì thế luôn chứa các cặp gen alen

-Khi tế bào 2n giảm phân xảy ra sự phân li của cặp NST tương đồng vì thế dẫn đến sự phân li của cặp gen alen.Mỗi giao tử chỉ nhận được 1 gen của 1 cặp alen

-Khi thụ tinh 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau thành hợp tử và thế hợp tử lại khôi phục lại cặp NST tương đồng->khôi phục lại cặp gen alen
Bình luận (2)
Masami Hồng Cao
Xem chi tiết
nguyễng ngọc phú bình
18 tháng 2 2017 lúc 21:07

Vì Di truyền và biến dị lun gắn liền song song nhau trong quá trình sinh sản

Bình luận (0)
Na Hyun Jung
Xem chi tiết
Royal Qualy
13 tháng 9 2016 lúc 20:34

1. phân ly

2. tính trạng :quả tròn và quả bầu dục, yếu tố quy định là gen

3: tròn tương phản với bầu dục

4. tập hợp các cây quả đỏ và tập hợp các cây quả vàng

Bình luận (1)
Trang Banh Bao
Xem chi tiết
Đặng Thu Trang
9 tháng 10 2016 lúc 12:17

Ta có cao dài lai thấp tròn mà F1 100% cao dài

=> Cao dài trội hoàn toàn so vs thấp tròn. P thuần chủng

Quy ước A cao a thấp B dài b tròn

Ta có F1 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1= (3:1)(3:1)

=> Các gen phân li độc lập

=> F1 dị hợp 2 cặp gen=> F1 AaBb

=> P AAbb x aaBB

b) 3:3:1:1= (3:1)(1:1) => Kg của P là AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb

1:1:1:1= ( 1:1)(1:1) => P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb 

Bình luận (1)
Hoang Thong
Xem chi tiết
Trần Vĩ Chi
14 tháng 11 2017 lúc 21:49

- BDTH là hiện tượng con sinh ra có các KH khác với bố mẹ do sự tổ hợp tự do các vật chất di truyền đã có ở bố mẹ.

- BDTH thường xuất hiện ở những loài sinh sản hữu tính thông qua GF và thụ tinh.

- Có 2 nguyên nhân xuất hiện BDTH:

+ Ở GF: hiện tượng tiếp hợp cặp đôi ( có thể trao đổi chéo) ở kì đầu GFI và sự phân ly độc lập ở kì sau của GF1 đã tạo ra các giao tử có thành phần gen khác nhau.

+ Ở thụ tinh: do sự tổ hợp ngẫu nhiên của 2 giao tử đực và cái tạo ra các hợp tử có các gen mang nguồn gốc khác nhau.

<=> Sự phân li độc lập, trao đổi chéo trong Gf và sự tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh là cơ sở để tạo ra BDTH

Bình luận (0)
Tùng Hoàng
1 tháng 11 2016 lúc 21:02

biến dị tổ hợp là kiểu hình khác bố mẹ, xuất hiện ở sinh sản hữu tính. nguyên nhân: do quá trình giảm phân và thụ tinh, các NST phân li độc lập và tổ hợp tự do sẽ dẫn đến các cặp gen sẽ phân li và độc lập tự do

Bình luận (0)