Dựa vào giải thích thí nghiệm và quan sát Hình 37.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Giải thích vì sao F1 hình thành được 2 loại giao tử; F2 thu được 4 tổ hợp giao tử với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
2. Phát biểu nội dung quy luật phân li.
Giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng (Hình 8.6).
Tham khảo:
Từ một nguồn sáng sơ cấp, ánh sáng đi qua hai khe hẹp, hai khe trở thành 2 nguồn sáng thứ cấp, cùng tần số, cùng pha. Hiện tượng quan sát được trên màn chính là kết quả của sự giao thoa sóng ánh sáng. Tại những điểm vân sáng thì biên độ dao động tổng hợp cực đại, tại những điểm vân tối thì biên độ dao động tổng hợp cực tiểu.
Quan sát Hình 5.9, nhận xét về hình dạng của chiếc thìa. Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng và giải thích.
Hình ảnh của chiếc thìa bị gãy ở mặt phân cách giữa nước và không khí vì các tia sáng khi truyền từ nước ra không khí bị đổi phương truyền do đó ta thấy chiếc thìa bị gãy.
Tiến hành thí nghiệm như hình 9.4 và giải thích hiện tượng quan sát được.
Hiện tượng quan sát được là que đóm đỏ bùng cháy mạnh khi được đưa vào trong bình chứa khí oxi
Giải thích: Que đóm sau khi được thêm oxy sẽ cung cấp sự cháy, khiến que đóm bùng cháy mãnh liệt
Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và hình 27.1, giải thích vì sao:
- Châu Phi là châu lục nóng.
- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.
- Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến nên châu Phi là lục địa nóng
- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra):
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.
Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.
Nhìn vào hình 40.1, 40.2 ta thấy bề mặt của khối gỗ sần sùi, lồi lõm: Khi bề mặt sàn gồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn còn khi bề mặt sàn nhẵn thì lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.
=> Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Nêu hiện tượng quan sát được khi thực hiện thí nghiệm sau và giải thích?
Ngâm dây Aluminium trong dung dịch giấm ăn?
- Hiện tượng: dây Al tan dần, có hiện tượng sủi bọt khí.
- Giải thích: Al có pư với dd CH3COOH tạo khí H2
PT: \(Al+3CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_3Al+\dfrac{3}{2}H_2\)
Đọc thông tin và quan sát Hình 16.9, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai.
2. Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Tham khảo!
Ý 1: Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai: Âm thanh → Vành tai → Ống tai → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Cơ quan thụ cảm → Dây thần kinh thính giác → Trung khu thính giác ở não.
Ý 2:Vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Vòi tai là ống nối giữa tai giữa với vòm mũi, họng. Vòi tai giúp dẫn lưu không khí từ họng mũi vào tai giữa và ngược lại, nhờ đó, đảm bảo duy trì sự cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học:
- So sánh diện tích của các moi trường ở châu Phi.
- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?
- Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.
- Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển
+ Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi
Quan sát hình 13 và trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích?
- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
- Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1. Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen).
- Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
- Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.
- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.
- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1. Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử còn ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử, do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST.
- Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Quan sát Hình 32.1 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình.
2. Xác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.
- Tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình:
1. Tuyến nước bọt
2. Hầu
3. Thực quản
4. Dạ dày
5. Tuyến tụy
6. Ruột non
7. Ruột già
8. Hậu môn
9. Túi mật
10. Gan
11. Khoang miệng
- Tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua: gan, hậu môn, ruột già