Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
diem pham
Xem chi tiết
スマイル
29 tháng 11 2021 lúc 18:25

tham khảo:

Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtit trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại

 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G . 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .

 

ngAsnh
29 tháng 11 2021 lúc 18:50

b)

*Mối quan hệ gen và mARN, mARN và protein

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN phụ thuộc vào trình tự của  các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN

- Trình tự sắp xếp các axit amin trong protein phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ADN: Là cơ sở cho nhiễm sắc thể tự nhân đôi; đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ARN: Giúp truyền đạt thông tin về cấu trúc protein cần tổng hợp từ nhân ra tế bào chất

 

Minh Hiếu
29 tháng 11 2021 lúc 18:51

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G . * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .

Minh Lệ
Xem chi tiết

+ Chiếm 5%: mRNA

+ Chiếm 10-20%: tRNA

+ Chiếm 80%: rRNA

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
9 tháng 5 2017 lúc 3:51

Đáp án B

Loài sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái nên cơ chế của hiện tượng di truyền là do sự phân ly của NST trong nguyên phân

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 6 2019 lúc 4:44

Đáp án A

ADN và protein

(1) ADN kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản

=> sai, ko có tỉ lệ tương đương 146 cặp nu quấn quanh 8 cặp nu tạo nucleoxom

(2) Các sợi cơ bản lại kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi nhiễm sắc

=> sai, các sợi cơ bản kết hợp với nhau thì tạo thành sợi nhiễm sắc

(3) Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong protein

=> đúng, trình tự nu trên ADN tạo nên trình tự ARN tương đương và quyết định trình tự Pr

(4) Protein enzim có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN

=> ADN pol là enzime tạo nên từ Pr

(5) Protein ức chế đóng vai trò điều hòa hoạt động của gen cấu trúc

=> đúng, trong cấu trúc của Operon Lac là 1 ví dụ

(6) Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN

=> đúng

Số đáp án đúng: 4

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
8 tháng 11 2023 lúc 22:39

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang thông tin di truyền là:

+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.

+ Từ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền.

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Nhờ các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Tuy liên kết hydrogen không bền vững nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.

hoàng đức tài
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 12:56

- Prôtêin và ADN là hai thành phần cơ bản cấu trúc nên nhiễm sắc thể, trong nhiễm sắc thể ADN và prôtêin có tỉ lệ tương đương. Prôtêin liên kết với các vòng xoắn của ADN giữ cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền trên ADN được điều hoà.

- Prôtêin của ADN tổ hợp với nhau tạo nên chất nhiễm sắc hình thành nhiễm sắc thể. Phân tử ADN quấn quanh một khối hinh cầu dẹt (gồm 8 phan tử prôtêin híton) tạo nên nuclêôxom. Các nuclêôxôm nối với nhau bằng các đoạn ADN dài 15-100 cặp nuclêôtit và một phân tử prôtêin histon. tổ hợp ADN với histon trong chuỗi nucleôxom tạo thành các sợi cơ bản.

- Ở tế bào có nhân ribôxôm gồm có một hạt lớn và một hạt bé. Hạt lớn gồm 45 phân tử prôtêin và 3 phân tử rARN. Lúc tổng hơp prôtêin hai hạt này liên kết với nhau, tiếp xúc với mARN và chuyển dịch từng bước trên mARN để thực hiên quá trình dịch mã.

- Cấu trúc hoá học ADN quy định cấu trúc hoá học của prôtêin (trình tự phân bố các nuclêôtit tren ADN quy định trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin)

hnamyuh
1 tháng 3 2021 lúc 12:56

- ADN là khuôn mẫu tổng hợp mARN từ đó quy định cấu trúc prôtêin

- ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc mang thông tin về một loại prôtêin.

- Prôtêin ức chế được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen điều hoà gắn vào gen vận hành cản trở hoạt động của enzim phiên mã, do vậy gen cấu trúc được duy trì ở trạng thái không hoạt động.

-Prôtêin tham gia toạ nên các enzim tham gia vào tổng hợp ADN, ARN, prôtêin- Prôtêin còn tham gia tạo nên các yếu tố mở đầu, kéo dài, kết thúc quá trình sinh tổng hợp prôtêin tù bản phiên mã mARN.

- Prôtêin tạo nên thoi tơ vô sắc, các dây tơ nối với các nhiếm sắc thể ở tâm động, đảm bảo cho sưn phân li nhanh và chính xác ổn đinh vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

Huy Nguyen
1 tháng 3 2021 lúc 18:53

Di truyền và biến dị - Chương III. ADN và gen - Hỏi đáp | Học trực tuyến

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Phước Lộc
20 tháng 1 2023 lúc 22:17

+ Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài: Thành tế bào

+ Mang thông tin di truyền: Vùng nhân

+ Bộ máy tổng hợp protein: Ribosome

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 1 2019 lúc 10:20

Chọn B

Virus HIV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn và có khả năng phiên mã ngược (ARN của virus được phiên mã ngược thành ADN). Sau đó ADN lại tiến hành phiên mã để tổng hợp ARN, sau đó ARN dịch mã thành protein của virus

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 3 2019 lúc 2:00

Đáp án : A

Những mối quan hệ giữa protein và ADN trong cơ chế di truyền là 3, 4, 5, 6

1 và 2  chỉ là quan hệ  về mặt cấu tạo vật chất di truyền nên không thể hiện mối quan hệ về các cơ chế di truyền , các protein histon không trực tiếp tham gia tổng hợp AND

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
23 tháng 7 2017 lúc 5:05

Đáp án C

Cơ chế di truyền ở cấp phân tử gồm có: Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.