Thực hiện kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
Thảo luận và thực hiện biện pháp kêu gọi mọi người cùng bảo vệ và quảng bá cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Tổ chức các trò chơi, diễn tiểu phẩm về bảo vệ cảnh quan ở địa phương.
- Tổ chức thiết kế các ấn phẩm, truyện,... về bảo vệ cảnh quan.
- Tự giác thực hiện các hành vi, việc làm theo quy định để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện.
- Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương là một điều cần thiết và quan trọng.
- Nó thể hiện ở những hành động: Tuân thủ quy tắc, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, di tích, danh lam thắng cảnh
- Em nhắc nhở bạn bè và mọi người đều có ý thức thực hiện.
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Thực hiện những hành động, việc làm cụ thể, phù hợp trong cuộc sống hằng ngày để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện.
- Ghi lại kết quả, cảm xúc của em khi thực hiện các hành động, việc làm đó và chia sẻ.
Hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ở trường học hoặc khu dân cư. Em hãy cùng các bạn và người thân thực hiện kế hoạch đó.
Tham khảo: Kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường THCS ………..
(*) Trình bày:
KẾ HOẠCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH
TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THCS ……….
1. Mục đích:
- Tổ chức, thực hiện trồng cây xanh, sạch đẹp nhằm tạo môi trường cảnh quan xanh, bóng mát xung quanh ngôi trường mình đang học tập.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bạn học sinh, các vị phụ huynh, giáo viên và nhân viên trường học,… trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, cải thiện môi trường và cảnh quan sư phạm; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
- Cây trồng trong trường học phải lựa chọn kỹ về loại cây, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống tốt, có giá trị nhiều mặt, vừa tạo bóng mát vừa có giá trị về kinh tế phải trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ cây tốt.
3. Thời gian
- Trồng cây: bắt đầu thực hiện từ ngày …./…../….. đến ngày …./…../…..
- Chăm sóc cây: thực hiện liên tục từ sau khi trồng cây
4. Đối tượng tham gia
- Học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường học
- Đại diện Hội phụ huynh học sinh của từng chi đội.
5. Nội dung thực hiện
5.1 Trồng cây:
- Mỗi chi đội thực hiện trồng 4 cây, tại 4 vị trí: trong sân trường; khu vực sát tường rào; vườn trường và bồn hoa.
- Loại cây trồng:
+ Trong sân trường: Trồng các loại cây có bộ rễ chắc - khoẻ, tán rộng - to - cao - cho bóng mát tốt (Xà cừ, Phượng vĩ,…); hạn chế trồng các loại cây trút lá nhiều lần trong năm, cây có gai, các loại cây hấp dẫn ruồi, nhặng, sâu, bọ.
+ Khu vực sát tường rào: trồng các loại cây xanh tốt hầu hết thời gian trong năm, như: nguyệt quế,trắc bách diệp,…
+ Khu vực vườn trường: có thể trồng xen lẫn các loại cây, như: cây xanh cho bóng mát, cây cảnh, cây hoa, cây ăn trái, cây thuốc nam, … vừa tạo cảnh quan, vừa có thể phục vụ cho các môn học theo khối lớp.
+ Khu vực bồn hoa: trồng các loại cây tạo cảnh quan đẹp, như: Mắt nai lá tím, chuỗi ngọc, hoa ngũ sắc; cúc mặt trời,…
5.2 Chăm sóc cây
- Hàng tuần các chi đội cử các thành viên chăm sóc cây sau khi trồng (tưới nước, bón phân…)
- Nhà trường phân công các cá nhân hỗ trợ việc chăm sóc cho các chi đội
6. Kinh phí thực hiện
- Nguồn huy động sự đóng góp của các cá nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên trường học.
- Nguồn kinh phí phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu gom phế liệu (giấy vụn, rác thải nhựa,…)
Tổ chức thực hiện biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
Học sinh thực hành theo hướng dẫn.
3. Đề xuất một hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
4. Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô, các bạn và người thân để kêu gọi mọi người cùng tham gia.
5. Thực hiện hoạt động đã đề xuất và chia sẻ kết quả.
Tham Khảo:
Tên hoạt động: Ngày cuối tuần hữu ích
Mục đích hoạt động: Cùng cộng đồng khu dân cư tham gia hướng dẫn du khách đến tham quan cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Thời gian tham gia: Các ngày thứ Bảy của tuần thứ hai và tuần thứ tư hằng tháng.
Người tham gia: Học sinh tổ 4, lớp 11C, trường THPT A.
Điều kiện tham gia: Có hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên nơi mình hướng dẫn; sắp xếp được thời gian cá nhân.
Nội dung hoạt động:
- Giới thiệu với du khách về cảnh quan thiên nhiên.
- Cung cấp thông tin chung cho du khách vẽ địa điểm tham quan (ví dụ: nơi nào nên đi trước, đi sau; cần lưu ý gì ở mỗi địa điểm,... ).
- Hướng dẫn du khách giữ gìn vệ sinh chung (ví dụ: chỉ đường tới nhà vệ sinh công cộng; nơi đặt thùng rác, vòi nước công cộng... ).
- Cung cấp hỗ trợ khác mà du khách có thể cần.
5.
- Những việc thực hiện tốt
- Những người em đã kêu gọi tham gia
- Những hạn chế của kế hoạch và khó khăn khi thực hiện kế hoạch
- Cảm nhận của em sau khi tham gia thực hiện hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi được mọi người cùng tham gia
- ...
Thảo luận kế hoạch tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
- Lựa chọn một hình thức tổ chức sự kiện để giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
Gợi ý:
+ Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương qua các trang mạng xã hội.
+ Triển lãm Tự hào vẻ đẹp quê tôi.
+ Ngày hội quảng bá du lịch địa phương.
- Thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện.
1. Thảo luận để xây dựng kế hoạch tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên
Ví dụ:
2. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên ở địa phương
- Tiến hành tuyên truyền những biện pháp bảo vệ tài nguyên tới người dân địa phương theo phương thức và địa điểm đã lựa chọn.
- Chia sẻ các hình ảnh, thông tin về những biện pháp bảo vệ tài nguyên và hoạt động tuyên truyền của nhóm (video, livestream,...).
3. Đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền: thu thập thông tin phản hồi - đánh giá hoạt động nhóm.
Bài 1:
Thành viên nhóm: Vân, Hà, Huy, Hoa, Tú, Quỳnh
Địa điểm thực hiện: Nhà sinh hoạt cộng đồng
Thời gian thực hiện: Chủ nhật tuần đầu của tháng 4
Mục tiêu tuyên truyền: Biện pháp bảo vệ rừng
Đối tượng tuyên truyền: Người dân trong thôn
Nội dung tuyên truyền: Những biện pháp bảo vệ rừng
Hình thức tuyên truyền: Thuyết trình kết hợp hướng dẫn cách làm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp: chính quyền xã trưởng thôn, Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh trường, xã.
Bài 2:
Tiến hành tuyên truyền những biện pháp bảo vệ tài nguyên tới người dân địa phương theo phương thức và địa điểm đã lựa chọn.
Chia sẻ các hình ảnh, thông tin về những biện pháp bảo vệ tài nguyên và hoạt động tuyên truyền.
- Thực hiện những việc làm cần thiết để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh khi đến những địa điểm này.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân trong gia đình, cộng đồng dân cư và khách du lịch cùng thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
- Ghi lại kết quả và chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh tại địa phương.
- Thực hiện những việc cần làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh khi đến những địa điểm làm.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân trong gia đình, cộng đồng dân cư và khách du lịch cùng thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.