Giới thiệu về sự xuất hiện của chiếc phi thuyền.
Đề văn thuyết minh
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).
b) Giới thiệu một tập truyện.
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).
i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).
m) Giới thiệu về tết Trung thu.
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên
- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.
Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”.
Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”.
Viết đoạn văn giới thiệu về truyện ngắn 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng,trong đó có sử dụng sự liên kết nội dung và hình thức.
Giới thiệu về gia đình của em.
- Chuẩn bị một bức ảnh hoặc tranh vẽ về gia đình em.
- Giới thiệu các thế hệ và thành viên trong gia đình.
- Em và người thân đã làm gì để thể hiện sự quan tâm và yêu thương nhau?
- Gia đình em có 3 thế hệ cùng chung sống. Thế hệ thứ nhất là ông và bà. Thế hệ thứ hai là bố và mẹ. Còn thế hệ thứ ba là em và em gái.
- Những việc làm của em và người thân thể hiện sự quan tâm, yêu thương nhau:
+ Ông bà kể chuyện cho em trước khi đi ngủ.
+ Cùng chuẩn bị bữa cơm
+ Em đấm lưng, bóp vai cho ông bà…
1.Khái quát tình hình Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2.Giới thiệu đôi nét về phong trào độc lập dân tộc ở Nam Phi
3.Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nen-xơn Men-đê-la.
1. Tình hình Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, sau đó lan ra khu vực khác.
- Các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích.Nhưng nhũng thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi. Nhiều nước Châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ năm 1987 đến năm 1997, riêng ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến, đã có tới 800 nghìn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải lang thang tị nạn.
- Những năm gần đây, đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột.... Lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi(AU)
2. giới thiệu đôi nét về phong trào độc lập nhân tộc ở Nam Phi:
- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) bị xóa bỏ.
- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi
3. Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/7/1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc tan-bu. Năm 1942 tốt nghiệp đại học luật, Năm 1952 mở văn phòng luật sư ở giô-han-ne-xbơ nhằm bên vực những người da đen bị áp bức. Năm 1964, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam, tháng 2 năm 1990 ông được trả tự do, ông đã trở thành người Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước này
Câu 1 :
1 Chính trị
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi
+ 18/6/1953 , Cộng hòa Ai Cập ra đời
+ 1962 , nhân dân An - giê - ri giành lại độc lập dân tộc
+ 1960 - "Năm châu Phi" , 17 nước tuyên bố độc lập
- Hiện nay lần lượt giành được độc lập
2 Kinh tế
- Đã thu được nhiều thành tích nhưng nền kinh tế ở nhiều nước vẫn ở trong tình trạng đói nghèo , lạc hậu , thậm chí còn xảy ra nhiều xung đột
\(\Rightarrow\) Hiện nay thành lập các tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ , hợp tác cùng nhau . Lớn nhất là Liên minh châu Phi (AU)
Câu 2 :
- Hơn 3 thế kỉ , chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu
-Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) , người da đen đã bền bỉ đấu tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai và giành được những chiến tích lịch sử
- 1993 , người da trắng Nam Phi tuyên bố xóa chế độ A-pác-thai
- 4/1994 , Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống
Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
Ông Nen-xơn Man-đê-la là luật sư da đen. Ông từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. Ông còn được nhận giải Nô-ben vì hòa bình.
1 Em có bik di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ, Ấn Độ ?
2 Giới thiệu về Vương quốc Cam-pu-chia
3 Giới thiệu về Vương quốc Lan Xang
cần gấp ạ
2.
+ Người khơ me là cư dân cổ sống ở Đông Nam Á săn bắn, đào ao, hồ và khắc bia bằng chữ Phạm
+ Thế kỉ IX đến TK XV gọi là thời kì Ăng Co
+ 1863 Ăng Co suy yếu --> thực dân pháp xâm lược.
3.
+ Năm 1353 , nước Lạn Xạng thành lập, chia nước thành các mường,
+ Xây dựng quân đội
+ Giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng
+ Sang TK XVIII , Lạc Xạng suy yếu.
Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn" Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng
MB: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng
Giới thiệu về tác phẩm "Chiếc lược ngà"
Giới thiệu về tình cảm gia đình trong chiến tranh, cụ thể là gia đình ông Sáu
Giới thiệu về chiếc bánh chưng của dân tộc
Tham khảo:
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
tham khảo
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Truyền thuyết kể rằng: khi xưa, để chọn một người con nối ngôi, vua ra chiếu ai làm được món ăn ngon nhất sẽ được tiếp quản ngai vị.
Trong khi các anh em đều dâng lên vua cha những món cao lương mĩ vị, duy chỉ có Lang Liêu nhà nghèo không có của cải gì nhiều trong nhà, nhờ thân linh mắc bảo, đã làm một cặp bánh mà bây giờ chúng ta vẫn thường gọi là bánh chưng, bánh dày.
Cặp bánh bình dị tương trưng cho đất và trời, mang hương vị quê hương đã giúp cho Lang Liêu chiến thắng và được trở thành vua. Từ đó, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết và tục lệ tốt đẹp này vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.
Nếu bánh dày tròn trắng tượng trưng cho trời, thì bánh chưng vuông vắn, mang sắc xanh đồng nội lại thể hiện cho đất. Ngày nay, cũng có thêm một số loại bánh chưng được cải tiến, thay đổi theo khẩu vị khác nhau của con người, nhưng nhìn chung, chiếc bánh chưng truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả trong các dịp lễ tết.
Bánh chưng thường phải có gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Đó đã từng là kí ức thời ấu thơ của biết bao bạn trẻ.
Cuộc sống giờ đây đã trở nên đầy đủ, no ấm hơn trước nhiều. Cuộc sống tiện nghĩ cũng làm cho mâm cơm gia đình ngày Tết thay đổi. Nhưng chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và đó mới thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.
Khu vực nào trên thế giới có sự xuất hiện của những nhà nước đầu tiên?
A. Châu Á, châu Mĩ
B. Châu Mĩ, châu Phi
C. Châu Âu, châu Á
D. Châu Á, châu Phi
Khu vực nào trên thế giới có sự xuất hiện của những nhà nước đầu tiên?
A. Châu Á, châu Mĩ
B. Châu Mĩ, châu Phi
C. Châu Âu, châu Á
D. Châu Á, châu Phi